Giấc mộng tàn của Mỹ về nền dân chủ cho thế giới Ảrập
Có thể nói, chế độ Hồi Giáo của ông Morsi sụp đổ là một thắng lợi lớn cho những người biểu tình thuộc phe liên minh Ai Cập. Nhóm này bao gồm các nhà hoạt động trẻ tuổi, không bị trói buộc bởi tôn giáo, am hiểu công nghệ và giỏi nắm bắt xu hướng thời đại hơn 2 năm trước, khi chế độ tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ. Đó cũng chính là lý do khiến chính quyền tổng thống Barack Obama không cố gắng can thiệp, thậm chí lên án cuộc đảo chính.
Bên cạnh đó, ông Morsi bị lật đổ cũng giúp tạo nên chính quyền mới của Ai Cập, thân thiện với Washington hơn so với Anh em Hồi giáo. Tuy nhiên, nó cũng đặt dấu chấm hết cho dự án kéo dài cả thập kỷ của Mỹ nhằm mang lại nền dân chủ cho Trung Đông.
Do hậu quả của vụ khủng bố 11/9/2001, chính quyền tổng thống George W. Bush khởi xướng một sự thay đổi sâu sắc trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Kết quả, Washington không tiếp tục ủng hộ và trợ giúp các chế độc tài ở Ả rập như trước. Chính quyền Mỹ cho rằng nền dân chủ sẽ giúp giảm bớt sự bất mãn của người dân Ả rập, đồng thời ngăn chặn sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Lý thuyết này đã trở thành một trong những luận điểm chính của chính quyền Bush trong cuộc chiến tại Iraq. Washington cũng lấy đó làm cớ để tiến hành cuộc chiến tại Palestine, lật đổ sự thống trị của Hamas.
Năm 2008, tổng thống Obama lên nhậm chức với lời cam kết chấm dứt chiến tranh Iraq. Ở chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng, tổng thống Obama cố gắng giữ khoảng cách đối với luận điểm về dân chủ cho thế giới Ả rập của người tiền nhiệm. Mặc dù vẫn công khai sức ủng hộ việc người dân Ả rập xây dựng nền dân chủ cho riêng mình, song chính quyền Obama vẫn có sự dè dặt nhất định.
Khi Mùa xuân Ả rập bùng nổ trong năm 2011, chính quyền Obama mới bắt đầu công khai ủng hộ quá trình dân chủ hóa hơn. Điều này thể hiện qua việc Washington ngầm ủng hộ cách mạng ở Tunisia, công khai kêu gọi ông Mubarack phải từ chức, hay viện trợ quân sự cho phe đối lập chống lại nhà độc tài Muanmar Qaddafi của Lybia.
Quân đội Ai Cập tuyên bố phế truất tổng thống Mohammed Morsi. |
Có thể vì những lý do trên, trong những năm qua, chính quyền Obama bắt đầu ít đề cập tới vấn đề dân chủ hóa ở Trung Đông. Washington cũng không động chạm tới các cuộc bầu cử ở Jordan, Ảrập Xêút hay Bahrain. Ở Syria, mặc dù đồng ý gửi vũ khí cho phe đối lập chống lại quân đội của tổng thống Bashar al Assad, song chỉ khi phe đối lập bên bờ vực thất bại. Còn tại Ai Cập, trong khi quân đội triển khai xe tăng tới trung tâm thành phố Cairo và đặt dấu chấm hết cho chính phủ dân chủ đầu tiên của đất nước, chính quyền Mỹ gần như không đưa ra phản ứng nào ngoài những lời kêu gọi chung chung.
Về mặt chiến lược, Washington không có động thái nào có thể là cách làm hợp lý, bởi thực tế cho thấy nước Mỹ gần như không trông mong gì vào sự hợp tác từ chính quyền ông Morsi, người bị cho là không hứng thú với Washington. Tuy nhiên, kể từ giờ phút ông Morsi bị lật đổ, Mỹ cũng không còn có thế tiếp tục ủng hộ quá trình dân chủ hóa ở Trung Đông.
Nguồn Business Week/Dân Việt