Trung Quốc đã cấm khai thác và sử dụng tiền điện tử vào cuối năm 2021. Ảnh: Reuters.
Giấc mơ tiền điện tử có đang lụi tàn quá nhanh chóng?
NFT sử dụng công nghệ blockchain tương tự như tiền điện tử, chẳng hạn như Bitcoin, để giao dịch các hình ảnh minh họa được tạo theo thuật toán, xoay quanh một chủ đề. Mặc dù NFT không bắt mắt về mặt thẩm mỹ, nhưng chúng có thể được bán với giá nhiều khi lên đến 91,8 triệu USD - và khi chúng ngày càng có giá trị, các vụ đánh cắp NFT đã ngày càng gia tăng. Mới tháng trước, tài khoản Instagram của Câu lạc bộ Du thuyền Bored Ape (hay thường được gọi là Bored Ape, là một NFT được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum) đã bị tấn công và thủ phạm đã đánh cắp NFT trị giá khoảng 3 triệu USD bằng cách hướng những người theo dõi đến một trang web lừa đảo.
Tác phẩm The Merge của nghệ sĩ kỹ thuật số Pak, kiếm được 91,8 triệu USD trên Nifty Gateway. Ảnh: Nifty Gateway. |
Đã có nhiều nạn nhân bị “tống tiền” để NFT của họ không bị rao bán, điều này khiến tất cả tuyên ngôn ngây ngất về sức mạnh phi tập trung của blockchain đều biến mất. Công nghệ cơ bản và mã thông báo của NFT có thể phi tập trung, nhưng nơi bạn thực sự có thể mua, sử dụng và bán những thứ này vẫn bị giới hạn ở một ít dịch vụ và trao đổi. Điều này buộc người hâm mộ tiền điện tử phải nhận ra một sự thật "khó nuốt" rằng: tiền tệ và các hợp đồng chỉ có giá trị hoặc có thể thực thi được khi những người và tổ chức công nhận tính hợp pháp của chúng. Công nghệ blockchain sẽ không bao giờ thay đổi được thực tế này.
Hiện nay, các bang và tổ chức đã bắt đầu coi tiền điện tử như một thứ có khả năng gây mất ổn định địa chính trị, họ giới hạn và đánh thuế nguồn năng lượng khủng khiếp mà các mỏ khai thác tiền điện tử tiêu thụ. Ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử đã tiêu thụ 0,55% sản lượng năng lượng toàn cầu - nhiều như một quốc gia nhỏ. Con số này đã tăng cao đến mức một số quốc gia cấm hoàn toàn công nghệ blockchain.
Trung Quốc đã cấm khai thác và sử dụng tiền điện tử vào cuối năm 2021; trước đó, quốc gia này là nơi khai thác bitcoin lớn nhất theo khối lượng, chiếm 75% khối lượng toàn cầu vào tháng 09/2019. Lý do cấm là để hạn chế mức tiêu thụ điện của các mỏ tiền điện tử, bảo vệ công dân khỏi bị lừa đảo và kiểm soát dòng tiền cả trong nước cũng như với các đối tác thương mại của Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc là chính phủ duy nhất có động thái tích cực loại bỏ công nghệ này, mặc cho các quốc gia khác cũng phải đối mặt với những vấn đề tương tự.
Nga đã học được bài học này trong vài tháng qua, bắt đầu từ tháng 1 khi những người khai thác tiền điện tử thành lập cơ sở ở Kazakhstan sau khi bị đuổi khỏi Trung Quốc. Các máy chủ khai thác của họ đã gây thiệt hại nặng nề cho lưới điện của Kazakhstan, sử dụng 8% tổng công suất điện quốc gia và nhanh chóng trở thành nhà sản xuất tiền điện tử lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. Bất chấp những nỗ lực kiểm soát thông qua việc đánh thuế năng lượng, người dân ở Kazakhstan đã nổi loạn vì giá nhiên liệu cao và nguồn điện không ổn định. Quân đội Nga và các quốc gia láng giềng đã được huy động để dập tắt bạo lực vào tháng 1, ngay cả khi phần lớn sự chú ý của họ tập trung vào Ukraine.
Một người đàn ông đứng trước văn phòng thị trưởng đang cháy, trong cuộc biểu tình vì tăng giá nhiên liệu ở Kazakhstan. Ảnh: Reuters. |
Cuộc chiến ở Ukraine đang tạo nên những thay đổi về địa chính trị với tiền điện tử. Phó thủ tướng Ukraine, ông Mykhailo Fedorov, hôm 3/3 thông báo rằng chính phủ Ukraine sẽ phát hành NFT để quyên tiền cho chiến tranh. Cho đến nay, chính phủ Ukraine đã huy động được số tiền điện tử trị giá 50 triệu USD kể từ khi chiến tranh bắt đầu, mặc dù có rất ít báo cáo chính xác về việc ai đang quyên tiền cho vũ khí ở Ukraine theo cách này.
Bản thân Nga là một người chơi lớn trong lĩnh vực tiền điện tử, chiếm 11% công suất khai thác Bitcoin của thế giới. Các nhà tài phiệt trong nước phải “lấy làm may mắn” vì tài sản đến từ giao dịch giữa đồng rúp Nga và tiền điện tử đã tăng gấp đôi kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Giải quyết các biện pháp trừng phạt bằng cách chuyển đổi đồng rúp sang tài sản tiền điện tử dường như là điều "lém lỉnh" và phổ biến nhất ở hiện tại, nhưng sẽ chóng kết thúc. Các sàn giao dịch tiền điện tử đang chịu áp lực, buộc phải cấm người Nga khỏi nền tảng của họ. Đã có cuộc tranh luận gay gắt trong ngành về việc liệu điều này có trái ngược với toàn bộ ý tưởng về công nghệ blockchain hay không, nhưng mấu chốt ở đây là: tiền điện tử không mang lại một cuộc cách mạng tài chính, nó chỉ cung cấp cho các bang và những kẻ lừa đảo một sân chơi mới trên bàn cờ lớn hơn mà thôi.
Một trung tâm khai thác tiền điện tử ở Kazakhstan. Nhà điều hành lưới điện quốc gia cho biết nhu cầu điện năng khổng lồ của ngành công nghiệp này đã khiến nguồn cung của đất nước bị hạn chế. Ảnh: Reuters. |
Đây mới chỉ là bắt đầu. Việc sử dụng lưới điện chạy bằng than đá để tạo ra các tài sản tài chính khó kiểm soát đang góp phần làm cho trái đất nóng lên nhanh chóng, trong khi trái đất vốn đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 1.000 năm ở California và các đợt gió mùa dữ dội ở Ấn Độ. Tất cả hình ảnh thanh tao liên quan đến tiền điện tử đều che khuất thực tế rằng nó được tạo thành từ hàng triệu tấn than, đồng, kim loại đất hiếm và nhựa. Các máy chủ khai thác tiền điện tử được đặt tại các quốc gia còn “nghèo nàn” về luật pháp, ít chiến tranh và thiếu tài nguyên - được điều hành bởi các chính trị gia với cam kết và hứng thú thực sự. Với cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, chúng ta đang bắt đầu thấy một nền địa chính trị mới nổi của tiền điện tử trông rất giống thế giới tài chính ngân hàng cũ.
Có thể bạn quan tâm:
Thụy Điển và Phần Lan sẽ nộp đơn gia nhập NATO
Nguồn The Guardian