“Giá mà các lãnh đạo nước Mỹ suy nghĩ giống Trung Quốc hơn”
Quan chức Trung Quốc chắc chắn sẽcười lớn khi đọc phát biểu này của 2 nhà kinh tế học Yi Wen và Jing Wu.
Vậy, câu nói bóng gió này thực sựmuốn đề cập đến điều gì?
Câu nói này không phải hàm ýrằng, cách giải quyết của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đạtđược hiệu quả cao nhất, mà là các nhà lập pháp nên trợ giúp Tổng thống Obamatrong việc thực hiện gói kích thích tài chính lớn hơn nữa. Ông Obama cho biết,số tiền 787 tỷ USD không đủ để phục hồi lại nền kinh tế trị giá 16 nghìn tỷ USDđang bị rơi tự do. Theo hai nhà kinh tế học Wen và Wu, điều đó có nghĩa là nỗlực cứu nền kinh tế ở Mỹ và châu Âu còn quá phụ thuộc vào đồng tiền.
Tuy nhiên, nếu nói là Mỹ cần phảihọc tập và phát triển ý tưởng mà Trung Quốc đã từng làm – xét về mặt kinh tế,là rất hợp lý- thì hơi quá. Hai nhà kinh tế này đã tán dương Trung Quốc vì dámáp dụng những chính sách mà không một quốc gia nào dám thực hiện.
Tuy nhiên, họ cũng đã cố che đậy 1điều là, Trung Quốc chỉ đơn thuần trì hoãn cuộc khủng hoảng nợ lớn và trầm trọngnhất chưa từng có. Những nỗ lực kích thích kinh tế phần lớn được thực hiệnbởicác doanh nghiệp nhà nước mà Trung Quốc nên kiểm soát kể từ năm 2008. Những nỗlực này cũng khiến hệ thống ngân hàng ngầm của Trung Quốc bị sụp đổ, đe dọatriển vọng kinh tế của đất nước.
Tuần trước, Đạihội Đại biểu Nhân dân toàn quốc đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng cho kinh tếTrung Quốc trong năm 2014 là 7,5%. Tất cả buổi đối thoại tại cuộc họp thườngniên của Đảng Cộng sản – nói về cải cách, việc tăng thu nhập, đô thị hóa, biênđộ giao dịch của tiền tệ- cuối cùng cũng chỉ để tìm ra con số này.
Trong bối cảnhnền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm chạp và khởi đầu không mấy tốt đẹp củaTrung Quốc trong tăng trưởng đầu tư năm 2014, cách tốt nhất để đạt được mụctiêu đó là tăng gói kích thích ra thị trường.
Trong cuộc họpbáo tuần trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng nói về vấn đề này. Ông nhấn mạnhmục đích tạo dựng một nền kinh tế đa dạng hướng dịch vụ, giảm thiểu ônhiễm môi trường và kiểm soát nợ nần. Vấn đề là, ông không đưa ra phương phápcụ thể để thực hiện mục tiêu đó. Quan trọng hơn, ông đã không đề cập đến 2 vấnđề. Một là số phận của khu vực thương mại tự do Thượng Hải và hai là, phươngpháp mà Trung Quốc áp dụng để trang bị lại nền kinh tế nhằm đạt mức mục tiêu là7,5%.
Tháng 9/2013,để phô trương nền kinh tế, Trung Quốc đã cho xây dựng khu kinh tế thử nghiệmrộng gần 30 nghìn mét vuông. Tại đây,nhân dân tệ được giao dịch tự do hơn, lãi suất linh động hơn, dòng ngoại tệ ítbị giới hạn và người dân có quyền truy cập các trang web bị cấm như Facebook vàTwitter. Mục đích xây dựng khu vực này là để chính phủ thử nghiệm chủ nghĩa tưbản tự do. Hiện nay, dường như khu vực Thượng Hải không còn tồn tại. Sự thấtbại của ông Lý Khắc Cường cho thấy, tăng trưởng mới là “quân át chủ bài”.
Quay trở lại năm 2008 và 2009, 2 nhàkinh tế Wen and Wu nhận định rằng, bài học quan trọng rút ra từ Trung Quốc làvề tầm quan trọng của chính sách tài chính uy tín. Là một quốc gia đang pháttriển lớn với số dân lên đến 1,3 tỷ người và đang ở trong thời kỳ quá độ, TrungQuốc khó có thể chống đỡ nổi một thập kỷ thua lỗ giống như Nhật Bản phải chịuvào những năm 1990. Tuy nhiên, Trung Quốc khá may mắn vì sở hữu khối doanhnghiệp nhà nước đủ mạnh để có thể bảo vệ nền kinh tế khỏi ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng tài chính.
Nếu trong năm 2014, Trung Quốc rơivào khủng hoảng và tiến hành bơm gói kích thích thì liệu Trung Quốc có tránhkhỏi 1 thập kỷ thua lỗ hay không? Lĩnh vực tài chính nhà nước của Trung Quốcđang ngày càng trở nên mập mờ và khép kín kể từ năm 2008. Hoạt động vay mượn củachính phủ nhộn nhịp hơn nhưng không hiệu quả. Lĩnh vực ngân hàng ngầm trở nênphổ biến và ngày càng phát triển. Các thị trấn ma mọc lên nhiều hơn. Công táckiểm duyệt mở rộng. Nạn tham nhũng và ô nhiễm môi trường ngày càng trầmtrọng.
Theo Charlene Chu – cựu tư vấn viêntại công ty xếp hạng quốc tế Fitch Ratings, tài sản của khu vực ngân hàng TrungQuốc đã tăng 14 nghìn tỷ USD lên 15 nghìn tỷ USD chỉ trong vòng 5 năm. Mức tăngtrưởng mạnh mẽ nhưng giá cả tăng vọt và tình trạng bong bóng tín dụng xảy ra là cáigiá mà Trung Quốc sẽ phải trả cho những “chính sách tài chính uy tín” mà Wen vàWu ca ngợi.
Bất cứ quốc gia công nghiệp hóa nào, kể cả TrungQuốc đều có toan tính riêng. Dự trữ tiền tệ trị giá 3,8 nghìn tỷ USD của TrungQuốc chắc chắn sẽ có ích đối với toan tính đó. Tuy nhiên, bài học quan trọngrút ra từ Trung Quốc là tăng trưởng kinh tế tăng sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn. Mỹcó lẽ sẽ không thể quên những gì đã diễn ra trong 5 năm vừa qua nhưng chắc chắnnước này sẽ không rơi vào khủng hoảng nợ trong tương lai gần.Nguồn Dân Việt/ Bloomberg view