Giá lương thực tăng nguy hiểm hơn khủng hoảng nợ eurozone
Hạn hán tồi tệ nhất trong 56 năm của Mỹ và khô hạn ở các vùng nôngnghiệp chủ chốt như Ấn Độ, Kazakhstan, Nga và Ukraine và nhu cầu thực phẩm tăng bùngnổ dẫn tới tình trạng giá hàng hóa biến động mạnh vào thời điểm có thể là tồitệ nhất cho châu Á như hiện nay.
Tình trạng giá lương thực leo thang cũng hạn chế mức độ cắt giảm lãisuất của các ngân hàng trung ương để bảo vệ nhịp độ tăng trưởng. Thêm nữa, những rắc rối lớn hơntrong tương lai có thể là hậu quả tiềm tàng của các chương trình giảm đói nghèo trong những thậpniên tới.
Cuộc khủng hoảng lương thực gần đây nhất bắt nguồn từ cuộc khủnghoảng tài chính, kinh tế ở Mỹ năm 2008-2009. Theo WB, chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, khoảng44 triệu người bị rơi xuống dưới ngưỡng nghèo đói, tức là những người có mức sống từ 1,25 USD/ngàytrở xuống. Châu Á hiện cũng là nơi có một lượng lớn dân số phải dành tới 60-80% thu nhập để muathực phẩm.
Chủ tịch WB nói: "Khi giá lương thực tăng mạnh, các giađình phải đối mặt với nguy cơ con cái nghỉ học, mua những thực phẩm rẻ hơnvà ít dinh dưỡng. Điều này có thể gây những hệ lụy trong suốt cuộc đờivề mặt xã hội, thể chất và tinh thần của hàng triệu người trẻ. Chúng ta không thểcho phép giá lương thực tăng trong ngắn hạn gây những hậu quả lâu dài cho tầng lớp người nghèo vànhững người dễ bị tổn thương nhất".
Châu Á sẽ không tiêu dùng nhiều nếu tăng trưởng kinh tế không đếnvới họ. Họ sẽ không mua ô tô, hàng điện tử, túi xách đắt tiền, bia nhập khẩu hay quần áo thiết kếnếu việc "đặt thức ăn lên bàn" đứng trước rủi ro. Điều quan trọng hơn là nếu còn quá nhiều ngườichâu Á phải dồn tâm trí vào việc làm sao đủ ăn, thì nguy cơ bất ổn sẽ gia tăng. Đây cũng không baogiờ là nền tảng lý tưởng để kinh tế tăng trưởng bùng nổ.
Tuy nhiên, một tin tốt lànhlà giá ngô có thể giảm, giúp người tiêu dùng có thể tránhđược đợt tăng giá nghiêm trọng như hồi năm 2010, thời điểm giá ngô tăng tới 73% chỉ trong 6tháng, bởi ngô hiện được sử dụng sản xuất mọi thứ, từ chất làm ngọt, nhiên liệu sinh học, đến thứcăn cho bò, lợn và gà. Châu Á hiện nhập khẩu một lượng lớn những mặt hàng này. Tin xấu là bất kỳ sựgia tăng nào về giá cả cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ phải dồn chi tiêu cho thực phẩmkhi chi phí hàng hóa cũng leo thang. Điều này dẫn đến nguy cơ lạm phát đình đốn.
Ấn Độ là tiêu biểu nhất cho sự kết hợp đáng sợ giữatăng trưởng yếu và giá tăng, nếu ngân hàng trung ương nước này nỗ lực bù đắp sự tăng trưởng yếu kémbằng cách in thêm tiền. Các thị trường cũng lo ngại về lạm phát - lên tới 7,25% trong tháng 6/2012- vượt dự báo của ngân hàng trung ương 6,5% trong năm nay. Cuộc khủng hoảng điện tồi tệ nhất từtrước tới nay của Ấn Độ đã khiến khoảng 640 triệu người bị cúp điện trong tuần trước. Đây là hậuquả của sự xao nhãng đầu tư vào cơ sở hạ tầng của nước này, đồng thời là dấu hiệu báo trước triểnvọng lạm phát đáng lo ngại.
Trung Quốc cũng có những thách thức riêng, do kỷ nguyênthực phẩm rẻ đã kết thúc. Việc giá ngô gần đây tăng 60% lên mức caokỷ lục kể từ ngày 15/6 là một vấn đề. Một vấn đề nữalà giá đậu tương tăng tới 35%, bởi cho đến nay Trung Quốc là nước nhập khẩu đậutương lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giá lúa mì cũng đang trong tầm ngắm. Trung Quốc đangtăng trưởng chậm lại một cách nhanh chóng, do cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu làm giảm nhu cầuhàng xuất khẩu.
Các nhà hoạch định chính sách ở châu Á cũng đối mặt với tìnhthế tiến thoái lưỡng nan mới. Trong những năm gần đây, thách thức là thúc đẩy tăng trưởng. Cho dùcú sốc giá lương thực trong giai đoạn này được nhìn nhận là hiện tượng mang tính chu kỳ, thì điềunày cũng sẽ qua đi một khi những người nông dân "đáp lại" bằng tăng nguồn cung tăng lên.
Điều khác biệt vào thời điểm này là xu hướng nhân khẩucho thấy nhu cầu thực phẩm tăng lên, trong khi tình hình thời tiết đang làm giảm nguồn cung.Trong bối cảnh nhiệt độ trên thị trường thế giới gia tăng, sản lượng nông nghiệp trở nênkhó dự báo hơn bao giờ hết. Điều đáng lưu ý là nước cũng ngày càng trở nên khan hiếm hơn và đượccoi là "dầu mỏ mới".
Biện pháp khắc phục nhanh nhất là tăng đầu tư vàocơ sở hạ tầng và các chính sách chính phủ. Phương thuốc đầu tiên có thể dễ dàngnếu không tính tới thể trạng ốm yếu của kinh tế thế giới hiện nay. Các quốc gia đang gặp khó khănmuốn khu vực tư nhân nhảy vào cuộc, nhưng sự xáo động thị trường hiện nay đang làm các nhà đầu tưngại rủi ro. Phương thuốc thứ hai sẽ đáng tin cậy nếu các nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng. Liệu cóbao nhiêu chính trị gia Mỹ đủ can đảm để kết thúc tất cả các chính sách khuyến khích nguồn cung ngôbị lãng phí cho việc sản xuất cồn ethanol ? Và liệu các nhà lãnh đạo châu Á có sẵn lòng cung cấp hệthống an sinh rộng hơn ?
Xét về mặt chính sách, điều sống còn là châu Á đưa ra được các chínhsách đúng trong 6-12 tháng tới và áp dụng các biện pháp bảo vệ người nghèo. WB cũng cần làm nhiềuhơn nữa. Ông Kim đã cam kết sẽ là "đối tác linh hoạt hơn" ở châu Á so với thời gian trước. Nếukhông, chi phí thực phẩm có thể sớm tác động xấu đến cuộc sống của quá nhiều người dân ở châuÁ.
Nguồn Chinhphu.vn