Một số nhà phân tích lo ngại rằng giá dầu có thể lên tới 150 USD trong những tháng tới. Ảnh: Getty Images.
Giá dầu tăng cao, Mỹ và các nước đồng minh giải phóng 60 triệu thùng dầu
Ngày 01/03, khi giá dầu đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm, Mỹ và 30 quốc gia khác đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược để ổn định thị trường năng lượng toàn cầu, theo Bộ năng lượng Hoa Kỳ.
Trước khi Tổng thống Joe Biden phát biểu trước Quốc hội, động thái này đã không thể xoa dịu lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung từ cuộc khủng hoảng Ukraine và các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Ngay cả thị trường chứng khoán Mỹ cũng giảm mạnh.
Giá dầu West Texas Intermediate giao sau, chuẩn dầu của Mỹ, tăng 11,3% lên 106,50 USD/thùng trước khi trở lại mức 105 USD. Dầu thô Brent chuẩn quốc tế tăng 9,5% lên mức 107 USD - cao nhất kể từ tháng 7/2014 - trước khi giảm xuống 103 USD. Một số nhà phân tích lo ngại rằng giá dầu có thể lên tới 150 USD trong những tháng tới.
Tổng thống Biden đã nhiều lần tìm cách giúp người tiêu dùng Mỹ sớm thích ứng với giá khí đốt tăng. Ông nói: “Tôi sẽ không giả vờ rằng mọi thứ đều đang ổn. Chính quyền hiện đang chuẩn bị triển khai tất cả công cụ và quyền hạn để hỗ trợ nhiên liệu cho người dân.”
OPEC và các đồng minh sản xuất dầu, bao gồm Nga, sẽ gặp nhau trong tuần này để thảo luận về sản lượng cho tháng Tư.
Morgan Stanley đã nâng dự báo giá dầu ngắn hạn, cho biết các sự kiện ở Ukraine đã dẫn đến phần bù rủi ro (là phần chênh lệch giữa tỷ lệ lợi nhuận của khoản đầu tư dự kiến mang lại so với lãi suất phi rủi ro) đối với giá dầu có khả năng duy trì trong những tháng tới.
Ngân hàng hiện thấy giá dầu Brent đạt trung bình 110 USD trong quý II của năm, tăng so với dự báo 100 USD trước đó. Trong trường hợp lạc quan nhất, giá sẽ tăng lên 125 USD.
Quyết định phối hợp - nỗ lực thứ tư trong lịch sử của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) - nhằm giải phóng 60 triệu thùng dầu từ nguồn dự trữ toàn cầu khó có thể tác động ngay đến giá dầu.
Các thùng trữ dầu. Ảnh: Reuters. |
Các nguồn dự trữ chiến lược của Mỹ được đặt tại Texas, và các nhà máy lọc dầu không thể tiếp cận ngay lập tức. Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, bà Jennifer Granholm cho biết Mỹ đã xuất xưởng 30 triệu thùng, sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung trong tính huống ép buộc.
Giám đốc điều hành IEA, ông Fatih Birol, cho biết: “Tình hình thị trường năng lượng rất nghiêm trọng và thu hút sự chú ý của chúng tôi. An ninh năng lượng toàn cầu đang bị đe dọa, khiến nền kinh tế thế giới gặp rủi ro trong giai đoạn phục hồi đầy mong manh này.”
Theo IEA, việc giải phóng 60 triệu thùng chiếm 4% trong kho dự trữ khẩn cấp với tổng 1,5 tỉ thùng của tất cả các thành viên. Nga chỉ mất 6 ngày để sản xuất ra số lượng trên và mất 12 ngày để xuất khẩu.
Các biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ và châu Âu đối với Nga để lại sự thiếu hụt năng lượng, trong đó châu Âu nói chung phụ thuộc hoàn toàn vào Nga với khoảng 1/3 lượng dầu và khí đốt nhập khẩu.
Nhưng một thỏa thuận gần đây giữa Moscow và Bắc Kinh nhằm cung cấp khí đốt dư của Nga cho Trung Quốc, cho thấy vẫn có những giải pháp khả thi nếu các biện pháp trừng phạt của phương Tây được mở rộng sang lĩnh vực năng lượng.
Vào ngày 02/02, Nga và Trung Quốc đã thỏa thuận một hợp đồng 30 năm cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua hệ thống đường ống mới và sẽ thanh toán bằng đồng Euro. Thỏa thuận, giữa Gazprom và tập đoàn năng lượng nhà nước Trung Quốc CNPC, sẽ cung cấp 10 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm.
Theo các thỏa thuận trước đó, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 bcm (tỉ micron khối, đơn vị đo lường phổ biến ở Bắc Mỹ) khí đốt bằng đường ống vào năm 2025. Nhưng thỏa thuận mới thì số lượng đó đã tăng lên, được ký trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Olympics năm nay. Ảnh: AP. |
Khi phương Tây trừng phạt Nga, các công ty Trung Quốc được cho là sẽ tận dụng lợi thế từ việc giảm giá dầu. Nga hiện là nhà cung cấp dầu thô đường biển lớn thứ ba của Trung Quốc sau Saudi Arabia và Iraq, theo dữ liệu của Bloomberg. Trong tháng 1, nhập khẩu trung bình 811.000 thùng/ngày.
Ukraine đã kêu gọi ngừng bán dầu và khí đốt cho Nga, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao, ông Dmytro Kuleba kêu gọi cấm vận hoàn toàn. Hôm 28/02,, BP cho biết họ sẽ bán cổ phần của mình trong Rosneft PJSC (công ty dầu khí có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga) và Shell đang từ bỏ một dự án khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích năng lượng, Trung Quốc không lạ gì khi đối mặt với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, bao gồm cả việc mua dầu giá rẻ từ các “đế chế” bị Mỹ trừng phạt ở Iran và Venezuela.
“Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục mua dầu thô của Nga cho cả nhu cầu hoạt động và dự trữ”, ông Michal Meidan, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford.
Có thể bạn quan tâm:
Hậu quả kinh tế từ cuộc chiến của Nga và Ukraine
Nguồn The Guardian