The Yucatan Times
Giá dầu đạt kỷ lục và đối mặt khả năng "quá ngưỡng"
→OPEC đã không còn điều khiển được giá dầu?
→Giá dầu có thể lên 80USD/thùng?
Giá giao dịch dầu của Mỹ trong các hợp đồng tương lai hiện ở mức 63,44 USD cho mỗi thùng, tăng 48 cent, tương đương 0,8%. Trước đó, giá của loại dầu này đã tăng lên 63,53 USD mỗi thùng, đạt mức cao nhất kể từ ngày 9/12/2014.
Giá giao dịch của dầu thô Brent dừng ở mức 69,11 USD, tăng 29 cent, tương đương 0,4% so với phiên kết thúc ngày hôm qua. Trước đó, giá loại dầu này cũng đã tăng lên 69,29 USD - mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2015.
Theo William O’Loughlin - nhà phân tích tại công ty Rivkin Securities của Úc, việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu giữa OPEC và Nga cùng với việc mức tồn kho đang giảm xuống là nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao.
Trong nỗ lực cải thiện mức giá, OPEC cùng với Nga và một nhóm các nhà sản xuất khác đã đồng ý kéo dài thời gian của thỏa thuận cắt lượng cung dầu đến hết năm 2018 thay vì vào tháng Ba như trước đó.
Thỏa thuận cắt giảm này nhằm mục đích giảm lượng cung cầu trên toàn cầu, đẩy giá dầu dần hồi phục sau một cuộc trượt dài kể từ năm 2014.
Theo Viện Dầu lửa Mỹ (API), lượng dầu tồn kho của Mỹ trong tuần trước đã giảm 11,2 triệu thùng, xuống còn 416,6 triệu thùng.
Tính từ đầu tháng 122017 đến nay, giá dầu trên thế giới đã tăng hơn 13% và với những dấu hiệu cho thấy một thị trường đang dần trở nên "quá nóng", nhiều dự báo cho rằng giá dầu sẽ sớm giảm trở lại.
Dự báo đến hết tháng 1 năm nay, sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ vượt mốc 10 triệu thùng mỗi ngày, ngang ngửa với sản lượng của Nga và Ảrập Xê-út.
Tại thị trường châu Á - khu vực có lượng tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, các nhà máy lọc dầu đang chịu sức ép từ việc giá dầu thô đầu vào tăng cao cũng như nguồn cung các sản phẩm nhiên liệu khác ngày càng dồi dào.
Nguồn Tổng hợp