Thứ Hai | 07/01/2013 14:10

George Soros và tầm nhìn về một thế giới mới

Tỷ phú tài chính George Soros cho rằng chúng ta đang phải đương đầu với một cuộc Đại suy thoái thứ 2.
Theo ông, để ngăn chặn cuộc Đại suy thoái này, chúng ta cần thực hiện một chương trình gồm 3 bước: (1) Thiết lập ngân quỹ chung cho khu vực đồng euro, (2) Đặt các ngân hàng lớn dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng trung ương châu Âu, và (3) cuối cùng là tái cấp nợ rẻ cho các nước như Italia và Tây Ban Nha.

Chương trình gồm 3 bước trên của ông Soros đặc biệt chú trọng vào việc giải quyết các vấn đề của khu vực đồng euro (eurozone). Tuy nhiên, chương trình này tương tự với tầm nhìn về một "Trật tự thế giới mới" mà ông Soros đã đưa ra cách đây vài năm.

Quan điểm trên đã khiến ông Soros trở thành trung tâm của các cuộc tranh luận. Và câu hỏi đặt ra là liệu "Trật tự thế giới mới" của ông Soros có thể ngăn chặn cuộc Đại suy thoái thứ 2 hay không?

Liên minh giữa chính phủ và doanh nghiệp đe dọa nền dân chủ

Tỷ phú tài chính George Soros
Tỷ phú tài chính George Soros

Giải pháp: Hình thành một trật tự thế giới mới

Ông Soros cho rằng: "Có lẽ mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với tự do và dân chủ trên thế giới hiện nay xuất phát từ sự hình thành liên minh giữa chính phủ và doanh nghiệp". Ông đã lấy nạn tham nhũng như Zimbabwe làm ví dụ minh chứng cho quan điểm này.

Mỹ ủng hộ chủ nghĩa đơn phương, đe dọa trật tự thế giới ổn định

Mỹ có tham vọng xây dựng một thế giới đơn cực.
Mỹ có tham vọng xây dựng một thế giới đơn cực.


Giải pháp: Hình thành một thế giới hoạt động theo chủ nghĩa đa phương, không có bất kỳ quốc gia siêu cường nào.

Choáng váng với chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ vụ 11/9, Soros đã kịch liệt phê phán chủ nghĩa đơn phương. Trong cuốn: "Xã hội mở: Cải cách tư bản toàn cầu", ông cho rằng "thế đơn phương của Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và thịnh vượng của thế giới".

Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, Mỹ có tham vọng xây dựng một thế giới đơn cực với quan điểm cho rằng đã là cường quốc kinh tế số một thì cũng phải là cường quốc quân sự số một có thể chi phối xu thế phát triển toàn cầu. Sau khi lên cầm quyền, tổng thống Bush đã có hàng loạt bước đi tách khỏi xu thế chung hòa dịu, hợp tác để “đơn phương hành động một mình”.

"Mỹ phải đối mặt với 2 sự lựa chọn giữa việc trở thành một siêu cường đơn độc hay muốn trở thành lãnh đạo của một thế giới tự do", ông Soros nói thêm.

Chủ nghĩa tư bản là kẻ thù của xã hội mở

Soros cho rằng "thế đơn phương của Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và thịnh vượng của thế giới".
Soros cho rằng "thế đơn phương của Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và thịnh vượng của thế giới".

Giải pháp: Điều tiết thị trường mà không có sự chi phối của chủ nghĩa tư bản.

Theo Soros, xã hội mở dựa vào sự thừa nhận rằng chân lý cuối cùng là ngoài tầm với của con người, dựa vào tính có thể sai của con người, dựa vào sự thừa nhận là những kiến trúc do con người tạo ra nhất thiết có sai sót một cách cố hữu. Đó là một xã hội dựa trên các nguyên lí phổ quát song không bao giờ hoàn hảo, luôn mở ra cho sự cải thiện. Ông kiến nghị lập liên minh xã hội mở để thúc đẩy phát triển xã hội mở ở từng nước và đặt nền móng cho một xã hội mở toàn cầu.

"Tôi tin rằng kẻ thù của xã hội mở không còn là chủ nghĩa cộng sản mà chính là chủ nghĩa tư bản". Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa cộng sản không còn là mối đe dọa chính đối với xã hội mở. Thay vào đó, chủ nghĩa tư bản với xu hướng cực đoan, với những người sở hữu tư bản luôn theo đuổi mục đích tối đa hóa lợi nhuận của họ mới chính là kẻ thù của xã hội mở.

Để thực hiện mong muốn thế giới này trở thành xã hội mở, George Soros đã lập nên các tổ chức xã hội mở từ năm 1979.

Tự do kinh tế không hiệu quả

Về cơ bản, thị trường tự do không thuộc về trật tự thế giới mới.
Về cơ bản, thị trường tự do không thuộc về trật tự thế giới mới.

Giải pháp: Kết thúc nền kinh tế tự do, tức là nhà nước sẽ can thiệp vào hoạt động giao dịch tài chính giữa các bên tư nhân, bao gồm việc đặt ra các quy định, áp các loại thuế và hình thành sự độc quyền.

"Ý thức hệ Laissez-faire (tự do kinh tế) không thể giúp chúng ta đối phó được những thách thức" và về cơ bản, thị trường tự do không thuộc về trật tự thế giới này, ông Soros viết.

Laissez-faire (tự do kinh tế) là một lý thuyết trong kinh tế học được nhà chính khách Pháp René de Voyer sử dụng đầu tiên. Lý thuyết này chủ trương rằng chính phủ phải để cho kỹ nghệ trong nước được tự do hoạt động, mà không có những phương thức kiềm chế kinh tế như thuế má hoặc có những cơ sở độc quyền của chính phủ.

Nền kinh tế toàn cầu không ổn định

Nhà tỷ phú Soros đặc biệt quan tâm đến sự ổn định kinh tế toàn cầu.
Nhà tỷ phú Soros đặc biệt quan tâm đến sự ổn định kinh tế toàn cầu.

Giải pháp: Hệ thống hoạch định chính sách chính trị sẽ hình thành và chi phối hệ thống kinh tế toàn cầu mới.

Nhà tỷ phú Soros đặc biệt quan tâm đến sự ổn định kinh tế toàn cầu. Ông cho rằng: "Để ổn định và kiểm soát nền kinh tế toàn cầu, chúng ta cần một số hệ thống hoạch định chính sách chính trị. Trong ngắn hạn, chúng ta cần một xã hội toàn cầu để hỗ trợ nền kinh tế".

Cần hình thành hệ thống luật quốc tế kiểm soát các quốc gia và tổ chức

tỷ phú Soros muốn có một tổ chức toàn cầu với sức mạnh về chính trị.
tỷ phú Soros muốn có một tổ chức toàn cầu với sức mạnh về chính trị.
Giải pháp: Xây dựng hệ thống pháp lý quốc tế kiểm soát các quốc gia và tổ chức quốc tế.

Soros cho rằng ông không muốn có một "quốc gia toàn cầu". Những gì ông muốn là một tổ chức toàn cầu với sức mạnh về chính trị, hỗ trợ "những xã hội mở" với những nền dân chủ minh bạch và mạnh mẽ.

Chủ nghĩa tư bản giành chiến thắng nhưng chưa thúc đẩy được dân chủ
Ông Soros cho rằng cần phải xây dựng nền dân chủ mạnh mẽ.
Ông Soros cho rằng cần phải xây dựng nền dân chủ mạnh mẽ.

Giải pháp: Đã đến lúc để xây dựng nền dân chủ.

"Chúng ta có thể nói về chiến thắng của chủ nghĩa tư bản trên thế giới nhưng chúng ta chưa thể nói về chiến thắng của dân chủ. Đó chính là kết quả không tương xứng giữa các điều kiện kinh tế và chính trị tồn tại trong thế giới ngày nay", Soros cho biết.

Nguồn Business Insider/Khampha


Sự kiện