Phân tích theo từng quốc gia của WEO dự đoán nền kinh tế Vương quốc Anh sẽ giảm 9,8% trong năm nay, mức tồi tệ thứ 2 cùng với Pháp trong nhóm các nước công nghiệp phát triển G-7. Nguồn ảnh: AFP.

 
Phùng Mỹ Thứ Tư | 14/10/2020 14:26

GDP toàn cầu cao hơn dự báo của IMF nhưng nền kinh tế vẫn có xu hướng thụt lùi

Triển vọng kinh tế thế giới cho biết, năm 2020 tác động ít hơn người ta tưởng nhưng sẽ có những vết sẹo sâu.

Nợ quốc gia ở các nền kinh tế phát triển dự kiến ​​đạt 125% GDP vào cuối năm 2021 và tăng lên khoảng 65% GDP ở các thị trường mới nổi trong cùng thời kỳ.

Mỹ dự kiến là nước ít bị ảnh hưởng nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến lớn. 

Theo The Guardian, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã điều chỉnh lại ước tính về tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm nay nhưng cảnh báo tổng sản lượng toàn cầu bị mất là 28 triệu USD.

Cố vấn kinh tế Gita Gopinath của IMF mô tả COVID-19 là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái. Theo bà Gita Gopinath, đại dịch sẽ để lại những vết sẹo sâu sắc và lâu dài do mất việc làm, đầu tư yếu hơn, cũng như trẻ em bị thất học.

Nền kinh tế toàn cầu hiện được dự đoán sẽ giảm 4,4% vào năm 2020 so với dự báo giảm 5,2% trong mùa hè. Dự báo của IMF giả định rằng việc giãn cách xã hội do đại dịch sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2021 và sự lây truyền tại địa phương sẽ giảm ở mọi nơi vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên, tổ chức có trụ sở tại Washington cho biết tỉ lệ lây nhiễm gia tăng ở một số nền kinh tế thị trường mới nổi buộc họ phải lùi lại ước tính phục hồi trong năm 2021 từ 5,4% xuống 5,2%. Khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo ngày càng lớn.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, Nhà kinh tế trưởng Gita Gopinath của IMF cho biết: “Chúng tôi đang dự báo một cuộc suy thoái nhẹ hơn nhưng vẫn còn sâu vào năm 2020, so với dự báo tháng 6 của chúng tôi”.

Bà Gita Gopinath nói thêm: việc sửa đổi được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng tốt hơn mong đợi ở các nền kinh tế tiên tiến và Trung Quốc trong quý II của năm. Hiện, các dấu hiệu phục hồi nhanh hơn trong quý III.

Tổn thất tích lũy về sản lượng so với con đường dự kiến ​​trước đại dịch được dự báo sẽ tăng từ 11 tỉ USD trong giai đoạn 2020-21 lên 28 tỉ USD trong giai đoạn 2020-25. Điều này cho thấy sự thụt lùi nghiêm trọng đối với việc cải thiện mức sống trung bình ở tất cả các nhóm quốc gia.

Sự tăng trưởng của các nền kinh tế theo dự báo của IMF. Nguồn ảnh: IMF.
Sự tăng trưởng của các nền kinh tế theo dự báo của IMF. Nguồn ảnh: IMF.

Hành động nhanh chóng của các ngân hàng trung ương đã làm giảm tác động của thiệt hại đối với hoạt động kinh tế do phong tỏa, đồng thời cảnh báo việc dỡ bỏ sớm các biện pháp hỗ trợ.

Bà Gopinath cho biết: “Sự hỗ trợ tài chính toàn cầu đáng kể gần 12 tỉ USD và việc cắt giảm lãi suất rộng rãi, bơm thanh khoản và mua tài sản của các ngân hàng trung ương đã giúp cứu sống sinh kế và ngăn chặn thảm họa tài chính”.

 

Việc Vương quốc Anh công bố một hệ thống phong tỏa địa phương theo từng cấp độ trong tuần này cho thấy: trong phạm vi có thể, các chính sách phải tích cực tập trung vào việc hạn chế thiệt hại kinh tế dai dẳng từ cuộc khủng hoảng.

Bà Gita Gopinath nói rằng: “Các chính phủ nên tiếp tục hỗ trợ thu nhập thông qua chuyển tiền mặt có mục tiêu, trợ cấp lương và bảo hiểm thất nghiệp. Để ngăn chặn các vụ phá sản quy mô lớn và đảm bảo người lao động có thể quay trở lại công việc hiệu quả, các doanh nghiệp dễ bị tổn thương nên tiếp tục nhận được sự hỗ trợ thông qua việc hoãn thuế, giảm nợ và bơm vốn cổ phần".

Mỹ dự kiến ​​sẽ là nước ít bị ảnh hưởng nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến lớn. Theo IMF, sản lượng nước này thu hẹp 4,3%. Nước Ý dự đoán bị sụt giảm 10,6% về hoạt động, sẽ tệ hơn Anh trong năm nay.

Riêng Canada trong số các nước G-7 hiện nay dự kiến tăng trưởng nhanh hơn vào năm 2021 so với dự báo vào tháng 6. Trong khi thế giới đang thích nghi và quay trở lại từ vực sâu của sự sụp đổ trong những tháng đầu năm 2020, cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc.

Việc làm vẫn còn dưới mức trước đại dịch và thị trường lao động trở nên phân cực hơn với những người lao động có thu nhập thấp. Thanh niên và phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Người nghèo ngày càng nghèo hơn với gần 90 triệu người dự báo sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn cùng cực trong năm nay. Quá trình đi lên khỏi thảm họa này có thể sẽ kéo dài, không đồng đều và không chắc chắn lắm.

Có thể bạn quan tâm:

► Nền kinh tế thế giới có đang phục hồi?