Ảnh: Today Online
GDP Singapore bất ngờ suy giảm và lời cảnh báo cho thương mại toàn cầu
► Thánh Roubini lại cảnh báo kinh tế thế giới có thể suy thoái vào năm 2020
► Kinh tế thế giới sẽ sớm rơi vào suy thoái nếu Mỹ áp thêm thuế với Trung Quốc
GDP của đảo quốc đã giảm 3,4% trong quý II so với quý I, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2012. Số liệu này là rất tệ, so với dự báo tăng trưởng 0,5% trong một cuộc khảo sát của Bloomberg về các nhà kinh tế, sau mức tăng trưởng 3,8% trong quý đầu tiên.
Giống như nền kinh tế Hàn Quốc, vốn đã suy giảm trong quý đầu tiên, Singapore thường được coi là một chỉ báo cho nhu cầu toàn cầu do sự phụ thuộc nặng nề vào ngoại thương của đảo quốc sư tử.
Chua Hak Bin, một nhà kinh tế tại Maybank Kim Eng Research ở Singapore cho biết, “Singapore có độ mở cao và nhạy cảm với thương mại”. Các dữ liệu chỉ ra nguy cơ suy giảm sâu sắc đối với phần còn lại của châu Á.
Trên khắp châu Á và châu Âu, hoạt động của nhà máy đã giảm trong tháng 6 trong khi Hoa Kỳ chỉ có một sự tăng trưởng nhẹ. Châu Á là động lực tăng trưởng của thế giới và đóng góp hơn 60% GDP toàn cầu, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Rob Subbaraman, người đứng đầu nghiên cứu vĩ mô toàn cầu và là đồng trưởng nhóm nghiên cứu thị trường toàn cầu tại Nomura, đồng tình, nói rằng việc GDP kém hơn kỳ vọng mang lại dự cảm không tốt cho phần còn lại của châu Á.
GDP của Singapore bất ngờ giảm mạnh trong quý II. Ảnh: Bloomberg |
Sự tham gia sâu của Singapore trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu khiến nó dễ bị tổn thương trong sự chậm lại trong chiến tranh tăng trưởng và thuế quan. Xuất khẩu đã bị ảnh hưởng lớn trong vài tháng qua, khi số liệu xuất khẩu tháng 5 giảm mạnh kể từ đầu năm 2013.
“Tôi đã nghĩ rằng số liệu sẽ tệ, nhưng như thế này thì quá tệ. Những nguy cơ về một cuộc suy thoái kỹ thuật là có thật. Chúng tôi từng nghĩ sự suy thoái này chỉ xảy ra ở mức độ nông, bây giờ là nó có thể sâu hơn hơn”.
So với một năm trước, tăng trưởng GDP của Singapore đã suy giảm 0,1% trong quý II, thấp hơn so với ước tính trung bình 1,1% trong một khảo sát của Bloomberg.
Bên cạnh căng thẳng thương mại, sự chững lại của đà bùng nổ công nghệ cũng đang tác động tiêu cực đến triển vọng. Khoảng 40% hàng xuất khẩu của Singapore là các mạch tích hợp, theo Tuuli McCully, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Scotiabank ở Singapore.
“Sự suy thoái trong lĩnh vực bán dẫn toàn cầu được phản ánh ở Singapore nhiều hơn ở hầu hết các quốc gia trong khu vực”, theo ông McCully.
Sự sụt giảm không chỉ xảy ra ở khu vực xuất khẩu của Singapore. Trong khi sản xuất quý thứ II giảm 6% so với quý I, xây dựng giảm 7,6%, ngược với sự tăng trưởng 13,3% trong quý đầu tiên. Ngành công nghiệp dịch vụ suy giảm 1,5% trong quý II.
Sự suy yếu đó có thể khiến Cơ quan tiền tệ Singapore, Ngân hàng Trung ương Singapore, giữ nguyên chính sách trong cuộc họp tháng 10 tới hoặc có thể là nới lỏng.
“Nếu vào tháng 10 có một sự cuộc suy thoái và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn không tìm được giải pháp, thì có lẽ MAS sẽ phải nới lỏng chính sách tiền tệ, ông Chua nói.
Chính phủ Singapore dự báo nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 1,5% -2,5% trong năm nay, so với 3,1% vào năm 2018.
Nguồn Bloomberg