Variety
GDP của Trung Quốc sẽ vượt qua khu vực Eurozone
Theo dữ liệu của Bloomberg, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt khoảng 13,2 nghìn tỷ USD vào năm 2018, vượt qua con số 12,8 nghìn tỷ USD của 19 quốc gia sử dụng đồng euro (Eurozone). Vào năm 2017, tổng GDP của khu vực Eurozone chỉ hơn GDP Trung Quốc chưa đầy 200 tỷ USD.
David Mann, chuyên gia kinh tế hàng đầu của ngân hàng Standard Chartered tại Singapore nói: "Trung Quốc sẽ vượt qua và duy trì điều này. Xét về hệ thống kinh tế, cơ sở hạ tầng, giáo dục và cơ sở hạ tầng cứng, châu Á đều có nhiều tiềm năng hơn".
So sánh quy mô GDP của Trung Quốc (màu đen) và Eurozone (màu đỏ). Ảnh: Bloomberg |
Theo số liệu của Bloomberg, GDP của châu Á - bao gồm các cường quốc Nhật Bản và Ấn Độ cũng như những nước mới nổi như Philippines và Indonesia - đã vượt qua tổng GDP của các nền kinh tế tại Bắc và Nam Mỹ vào năm 2016. Và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ở châu Á sẽ là giúp khoảng cách đó được duy trì trong nhiều năm tới.
Theo Bloomberg, sự ổn định về chính trị ở Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho sự ổn định về tăng trưởng kinh tế của nước này. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang nỗ lực vượt qua giai đoạn kinh tế tăng trưởng chậm lại. Chủ tịch Tập Cận Bình đang cố gắng thay đổi từ mô hình kinh tế dựa vào mức lương thấp, chú trọng xuất khẩu trong quá khứ sang một mô hình cân bằng hơn, trong đó chi tiêu nội địa sẽ đóng một vai trò lớn hơn.
Để làm như vậy, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức. Nước này sẽ phải quản lý những khoản nợ khổng lồ, thị trường tài chính cần phải mở ra cho các nhà đầu tư toàn cầu, và chính phủ sẽ phải ứng phó với việc dân số đất nước đang già hóa nhanh chóng. Liên Hiệp Quốc dự báo rằng 1/4 dân số Trung Quốc sẽ có độ tuổi trên 60 vào năm 2030.
Mann dự báoTrung Quốc sẽ phát triển với tốc độ ít nhất là 6% trong phần còn lại của thập niên này và sẽ đạt tốc độ 5-5,5% trong suốt những năm 2020. Ông nói rằng thật khó để tin rằng tăng trưởng trong khu vực đồng euro sẽ cao hơn 2% trong vài thập kỷ tới.
Trích dẫn số liệu từ dự án Maddison Project của trường đại học Groningen-Hà Lan, ông Aditya Bhave, nhà kinh tế học toàn cầu tại Bank of America Merrill Lynch cho biếtdù việc so sánh dữ liệu tăng trưởng trong một khung thời gian dài như vậy thường có nhiều khiếm khuyết, tuy nhiên, chúng ta cũng phải cần nhớ rằng nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Tây Âu vào khoảng giữa những năm 1800.
Ông Rob Subbaraman, người phụ trách các nền kinh tế mới nổi tại Nomura Holdings Inc., Singapore, cho biết: "Sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc như là một cường quốc kinh tế (trước từng là nền kinh tế lớn nhất thế giới trong những năm 1800) có những hàm ý rất lớn". Theo Subbaraman, "Tác động của Trung Quốc lên thị trường tài chính toàn cầu và hàng là rất đáng chú ý. Tuy nhiên, quy mô kinh tế của nước này cũng góp phần gia tăng cạnh tranh thị phần trong thương mại và đầu tư".
Nguồn Bloomberg