Gặp mặt người duy nhất kiếm bộn tiền trên sàn chứng khoán Hy Lạp
Với hơn nửa cuộc đời gắn bó với Hy Lạp, ông đã làm được việc mà không ai làm được.
Giám đốc đầu tư công ty MetLife MFC – ông Vasileios Antoniadis - là người duy nhất kiếm bộn tiền từ cổ phiếu Hy Lạp ngay cả khi cuộc đàm phán lê thê giữa Hy Lạp và chủ nợ để nhận gói cứu trợ mới làm rối loạn thị trường. Không một ai trong giới đầu tư quỹ làm được việc đó.
Quỹ cổ phiếu trong nước MetLife Alico M&S đã đem về lợi suất 4,8% trong năm nay và là quỹ duy nhất tăng trong số 35 quỹ tập trung vào Hy Lạp. Các quỹ còn lại trung bình lỗ 15%, mức lỗ cao nhất lên tới 28%. Chỉ số tham chiếu ASE trượt giảm 18% trong tháng Hy Lạp áp dụng quyền kiểm soát vốn làm dấy lên nỗi lo sợ rằng Hy Lạp sẽ rời khỏi eurozone.
Có một số người cho rằng chiến thuật của ông Vasileios Antoniadis khá là đơn giản. Nhưng đôi khi sự đơn giảm đem lại những kết quả bất ngờ. Theo như lời ông thì chiến thuật của ông “rõ như ban ngày”.
Cụ thể là, ông tránh xa các ngân hàng và các công ty hàng tiêu dùng vì ông cho rằng đây là những công ty chịu tổn thất nhiều nhất. Ông mua vào cổ phiếu mà ông đánh giá là đang được định giá thấp dựa trên tiêu chí lợi nhuận và theo hồ sơ theo dõi cổ phiếu. Vị trí đầu bảng là các quỹ Hellenic Petroleun SA, Hellenic Exchanges SA và Mytilineos Holdings SA trung bình tăng 9% trong năm nay.
Về quan điểm đầu tư, ông cho biết: “Có khá nhiều công ty “khỏe” có thể đầu tư vào. Ý tôi nói là những công ty hoạt động có lợi nhuận, triển vọng tăng trưởng cao và dòng tiền lưu chuyển bền vững, đòn bẩy tài chính thấp hoặc thậm chí là bằng không, cổ phiếu được giao dịch ở mức giá thấp hơn giá trị tài sản ròng và có tỷ lệ P/E dưới 10 lần.”
Vasileios Antoniadis – người đàn ông 45 tuổi quản lý 19,3 triệu EUR (tương đương 21,5 triệu USD) đã dành hơn nửa cuộc đời để quản lý tiền đầu tư tại Hy Lạp. Ông duy trì vị trí ưu tiên cho danh mục cổ phiếu của các công ty sản xuất hàng hóa và công nghệ tương quan với chỉ số Hellenic M&S Cap Index.
Thời khắc nhạy cảm tại Hy Lạp
Đó là khi chính phủ của ông Alexis Tsipras cho áp dụng biện pháp kiểm soát vốn lên toàn bộ hệ thống tài chính Hy Lạp. Ông Antoniadis vẫn luôn giữ vẻ lạnh lùng và khả năng kiểm soát dòng vốn ổn định bỏ mặc cả Hy Lạp đang rối tung, thị trường chứng khoán đóng của, đâu đâu cũng thấy cảnh người dân Hy Lạp biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động.
“Đó là một quá trình liên tục bồi đắp kinh nghiệm. Thị trường chứng khoán hiện nay khác với thị trường khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp năm 1994. Lúc đó thị trường không có độ sâu với những người chơi, công nghệ tân tiến như hiện nay.” Ông chia sẻ.
Bắt đầu sự nghiệp tại NGB Asset Management MFMC – công ty quỹ đại chúng đầu tiên của Hy Lạp với nhiệm vụ quản lý tài sản Ngân hàng nhà nước Hy Lạp, sau đó ông đảm nhiệm chức giám đầu tư tại Marfin MFC – nay biến đến với tên gọi CPB.
Vasileios Antoniadis - nhà đầu tư liệu việc như thần
Vừa qua, các ngân hàng Hy Lạp báo cáo cổ phiếu giảm 69%, cổ phiếu các công ty sản xuất hàng tiêu dùng không thiết yếu cũng giảm trên 10%. Những danh mục quỹ báo cáo lỗ nặng đều do tập trung phân bổ phần lớn tài sản đầu tư vào các ngành này.
Một số cổ phiếu được ông nắm giữ trong đó có Hellenic Petroleun tăng 13%, ghi nhận quý lãi đầu tiên sau 5 quý thua lỗ liên tiếp. Cổ phiếu của Mytilineos cũng tăng 11%. Ông còn gọi cổ phiếu Hellenic Exchanges SA là "con bò tạo tiền" với tỷ suất lợi nhuận 4,4%, kèm theo bảo trợ của ngân hàng loại bỏ các rủi ro liên quan. Antoiadis ước tính các cổ phiếu đang được giao dịch ở mức thấp hơn 30% giá trị tài sản ròng sẽ tăng điểm.
Trong khi những cổ phiếu Antoniadis đầu tư trong năm nay đều thu được lợi nhuận thì năm ngoái quỹ này lỗ 32%. Ông đặt niềm hy vọng vào viễn cảnh của Hy Lạp. Nền kinh tế bất ngờ kinh động các nhà đầu tư bằng kết quả tăng trưởng trong quý II.
Một vài nhà quản lý quỹ khác đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ về Hy Lạp. Dòng vốn từ châu Âu đổ vào Hy Lạp tăng cao nhất từ trước đến nay.
Kết lại bằng lời dự đoán của Antoniadis, "Hy Lạp sẽ đối mặt với thời gian khó khăn nhất trong ngắn hạn vì những biện pháp thắt lưng buộc bụng. Nhưng cải cách đúng hướng cần được áp dụng. Dù sao thì tôi vẫn đặt niềm tin vào tương lai của Hy Lạp."
Nguồn Trí thức trẻ/Bloomberg