Một người đang vác gạo ở Manila. Gạo được nhiều người tiêu dùng châu Á ưa chuộng hơn lúa mì. Ảnh: Bloomberg.

 
Hân Nguyễn Thứ Năm | 10/03/2022 09:51

Gạo có thể khiến nguy cơ lạm phát lương thực ở Châu Á bớt tồi tệ hơn

Giá gạo tương đối ổn định và rất dễ dàng để hoán đổi một mặt hàng chủ lực khác.

Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã gây ra sự gián đoạn quy mô toàn cầu, có khả năng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng lương thực và làm trầm trọng thêm nạn đói, nhưng tình yêu của người châu Á dành cho gạo có thể kiềm hãm hệ quả trên.

Ông Jules Hugot, Nhà kinh tế tại Ngân hàng Phát triển Châu Á, cho biết gạo được nhiều người tiêu dùng châu Á ưa chuộng hơn lúa mì. Giá gạo tương đối ổn định và rất dễ dàng để hoán đổi một mặt hàng chủ lực khác. Lúa mì đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, trong khi gạo vẫn gần mức cao nhất kể từ tháng 5/2020. 

Sự cạnh tranh giữa giá gạo và giá lúa mì. Ảnh: Bloomberg.
Sự cạnh tranh giữa giá gạo và giá lúa mì. Ảnh: Bloomberg.

Cả Nga và Ukraine cùng chiếm một phần tư thương mại toàn cầu về lúa mì, được sử dụng trong mọi thứ từ bánh mì đến mì ống và thức ăn chăn nuôi. Xung đột đã dẫn đến các cảng ở Ukraine phải đóng cửa, còn thương mại với Nga bị kìm hãm bởi các lệnh trừng phạt. Giá cả tăng cao đang đẩy nhanh lạm phát lương thực trên toàn thế giới và gây lo ngại cho các quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài.

Ông Hugot cho biết, người mua châu Á sẽ có thể tìm thấy các lựa chọn thay thế cho dòng chảy thương mại bị gián đoạn bởi chiến tranh, ví dụ như lúa mì từ Kazakhstan và dầu cọ từ Đông Nam Á để thay thế các lô hàng dầu hướng dương ở Biển Đen.

Lạm phát lương thực được kiềm chế tương đối tại châu Á, nhờ sự phổ biến của gạo và giá thịt lợn giảm khi Trung Quốc mở rộng quy mô chăn nuôi heo lớn nhất trên thế giới. Các chuỗi cung ứng cũng trở nên linh hoạt hơn sau đại dịch và các quốc gia đang theo đuổi đa dạng hóa như một chiến lược để tăng cường an ninh lương thực. 

Nhưng sự gián đoạn này còn kéo dài bao lâu là điều không ai dám chắc. Đã có những kỳ vọng rằng cuộc chiến tranh sẽ cản trở việc trồng các loại cây như ngô và hướng dương vào mùa xuân của người Ukraine, gây ra cú sốc về nguồn cung trên thị trường toàn cầu.

Nó cũng gây áp lực lên giá phân bón. Ấn Độ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và sự gián đoạn dòng chảy thương mại từ Nga - nhà sản xuất toàn cầu quan trọng đối với tất cả các loại phân bón lớn - chắc chắn sẽ có tác động đáng kể đến quốc gia Nam Á này. 

Chi phí gia tăng đối với nông dân có thể thúc đẩy việc giảm quy mô sử dụng phân bón, gây ra năng suất cây trồng thấp hơn và đẩy giá lương thực lên cao hơn nữa. Các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ sẽ cảm thấy căng thẳng khi thực phẩm có xu hướng chiếm tỷ trọng cao hơn trong chi tiêu và chỉ số giá tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm: 

Ukraine kêu gọi được hơn 54 triệu USD Bitcoin ủng hộ chống Nga

Nguồn Bloomberg