Thứ Ba | 03/09/2013 21:38

Gánh nợ đè nặng các công ty châu Á

Đồng nội tệ lao dốc khiến các khoản nợ nước ngoài tăng giá, gây thêm áp lực cho các nền kinh tế các nước châu Á vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất ở mức siêu thấp và đẩy mạnh in tiềntrong mấy năm gần đây, các công ty châu Á tích cực đi vay những khoản nợ nước ngoài khổng lồ. Ởnhững nước như Ấn Độ và Indonesia, lãi suất của các khoản nợ niêm yết bằng đồng USD trở nên hấp dẫnhơn nhiều so với các khoản vay nội địa. Giờ đây, khi Fed phát tín hiệu ngừng chương trình kíchthích kinh tế vào cuối năm nay, "phép so sánh" đã đảo chiều.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở Ấn Độ. Theo dữ liệu từ hãng xếp hạng Ấn ĐộCrisil (công ty con của Standard & Poor's), các công ty Ấn Độ hiện đang gánh số nợ nước ngoàilên đến 100 tỷ USD. Đồng rupee giảm gần 18,5% kể từ tháng 5 đồng nghĩa với chi phí hoàn trảcác khoản nợ tăng mạnh.

Theo D.K. Joshi - chuyên gia kinh tế tại Crisil, đồng rupee giảm giá làm tổn hại đến nhiều tậpđoàn lớn của Ấn Độ. Những công ty không có biện pháp phòng vệ cho các khoản nợ nước ngoài khó cókhả năng hoàn trả.

Reliance Communications, một trong những công ty viễn thông lớn nhất Ấn Độ, đang gánh khoản nợ3,83 tỷ USD đáo hạn vào năm 2020 và chưa được phòng vệ. Theo kế hoạch, 200 triệu USD sẽ được hoàntrả trong năm nay và 681 triệu USD được hoàn trả vào năm tới. Quy đổi ra đồng rupee, số nợtăng vọt. Trong khi đó, hầu hết doanh thu của Reliance được tính bằng đồng rupee.

Nitin Soni, chuyên gia đến từ Fitch Ratings chi nhánh Singapore, mọi chuyện có thể ổn cho đếnhết năm nay. Tuy nhiên, nếu đồng rupee tiếp tục duy trì ở mức thấp như hiện nay, họ sẽ phải tái cơcấu các khoản nợ. Các chủ nợ cũng trở nên cảnh giác hơn bởi hệ số đòn bẩy của Reliance hiện đang ởmức quá cao. Trong quý II vừa qua, lợi nhuận ròng của Reliance giảm 1/3 so với cùng kỳ nămngoái, xuống mức 1,08 tỷ rupee (tương đương 16,2 triệu USD). Chi phí trả nợ quá cao cũng là mộtphần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Các công ty ở Indonesia cũng gặp phải tình trạng tương tự. PT Indosat, mộttrong những công ty viễn thông lớn nhất ở Indonesia, có khoản nợ nước ngoài 1 tỷ USD. PT Indosatvay khoản này tại thời điểm lãi suất của Mỹ thấp hơn rất nhiều so với lãi suất ởIndonesia.

Khi các quỹ ngoại ồ ạt rót vốn vào cổ phiếu và trái phiếu Indonesia, đẩy giá trị của đồngrupiah lên cao, khoản vay này là một món hời. Tuy nhiên, khi đồng rupiah mất gần 12% (so với đồngUSD) kể từ đầu năm đến nay, chỉ 1/4 số nợ (250 triệu USD) được phòng vệ.

Một số nhà quan sát dự đoán khủng hoảng 1997 - 98 đang quay trở lại. Trong quá khứ, các côngty và ngân hàng trên khắp châu Á sụp đổ bởi họ không có khả năng hoàn trả các khoản vay nợ nướcngoài trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ.

Ngày nay, tỷ lệ nợ bằng đồng nội tệ của các quốc gia châu Á đã tăng lên. HSBC ước tính rằng nợnước ngoài (cả của chính phủ và khu vực tư nhân) của Indonesia ở mức 45% GDP trong năm 2012, bằngmột nửa so với thời kỳ trước khủng hoảng. Các NHTW châu Á cũng đã tăng cường lượng dự trữ ngoại hốivà do đó có thể phòng vệ tốt hơn.

Tuy nhiên, những dấu hiệu bất ổn vẫn còn đó. Một số nước châu Á đang có cán cân vãng lai thâmhụt quá lớn, có nghĩa là họ nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu. Thâm hụt lại được tài trợ bằng dòngvốn chảy vào thông qua các kênh trái phiếu, cổ phiếu và nợ. Do đó, khi dòng vốn đảo chiều quay trởvề với các nước phát triển, những nước có cán cân vãng lai thâm hụt nặng nề nhất (như Ấn Độ vàIndonesia) sẽ bị "trừng phạt".

Thêm vào đó, theo HSBC, tỷ lệ dự trữ ngoại hối cộng với thặng dư cán cân vãng lai trên nợ nướcngoài ngắn hạn của một số nước châu Á đang ngày càng sụt giảm:

Gánh nợ đè nặng các công ty châu Á (1)
Malaysia có thể được coi là trường hợp điển hình cho lập luận này. Áp lựcgiảm giá đối với đồng ringgit đã tăng lên trong những tháng gần đây bởi thặng dư cán cân vãng laicủa nước này sụt giảm. Chi phí tăng lên và đồng ringgit giảm giá làm tổn hại các công ty xuất khẩucủa nước này.

Nguồn CafeF


Sự kiện