Theo tờ Financial Times (FT), vấn đề lớn nhất đối với tăng trưởng toàn cầu là châu Phi, hiện là nơi sinh sống của 1,5 tỉ người. Ảnh: Getty Images.

 
Hải Miên Thứ Tư | 27/12/2023 13:41

Gánh nặng lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu

Để nền kinh tế thế giới phát triển nhanh hơn, châu Phi cần tìm cách tận dụng lợi thế về dân số và sử dụng lao động hiệu quả hơn.

Tình trạng bùng nổ dân số đang làm chậm tốc độ tăng trưởng ở mọi nền kinh tế lớn, từ Trung Quốc, Nhật Bản đến Đức và Mỹ. Nhưng mặt trái của câu chuyện này vẫn chưa được kể, ngay cả những nền kinh tế có thể nhận được sự thúc đẩy lớn từ tăng trưởng dân số cũng không thể bứt phá.

Theo tờ Financial Times (FT), vấn đề lớn nhất đối với tăng trưởng toàn cầu là châu Phi, hiện là nơi sinh sống của 1,5 tỉ người. Một phần ba số người tham gia lực lượng lao động sẽ sống ở lục địa này tính đến năm 2030. Để nền kinh tế thế giới phát triển nhanh hơn về tổng thể, châu Phi cần tìm cách sử dụng những lao động này một cách hiệu quả và tận dụng lợi tức dân số của mình. Nhưng đối với hầu hết các nước châu Phi, điều đó không xảy ra.  

Nhân khẩu học tiềm năng

Nghiên cứu của FT cho thấy, tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động ít nhất là 2% là điều kiện cần cho tăng trưởng kinh tế “thần kỳ”, hàm ý tốc độ tăng trưởng bền vững ít nhất là 6%. Tính đến năm 2000, 110 quốc gia có tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động nhanh như vậy, gần một nửa là ở châu Phi. Giờ đây chỉ còn 58 quốc gia như vậy, với 41 trong số tức hoặc hơn 2/3 nằm ở châu Phi.  

Nếu châu Phi có thể tận dụng sự tăng trưởng dân số ở mức độ tương đương với các nền kinh tế Đông Á như Hàn Quốc và Đài Loan, thì thị phần của châu Phi trong nền kinh tế thế giới sẽ lớn hơn ít nhất 3 lần so với hiện nay (chỉ 3%). Và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ nhanh hơn đáng kể so với mức trung bình gần đây là 2,5%.   

 

Trong 5 năm qua, chỉ có 3 trong số 54 nền kinh tế châu Phi tăng trưởng với tốc độ hàng năm trên 6%: Ethiopia, Benin và Rwanda. Giảm từ mức 12 nước trong những năm 2010. Không một nền kinh tế châu Phi nào có mức tăng đột biến về thu nhập bình quân đầu người và một nửa đã chứng kiến ​​sự suy giảm, bao gồm ba trong số năm quốc gia lớn nhất lục địa - Nigeria, Nam Phi và Algeria.

Các cường quốc sản xuất trước đây như Đài Loan đã chuyển sang công nghệ cao, nhưng kỳ vọng các nước châu Phi có thể “đi tắt đón đầu” vượt qua giai đoạn sản xuất để tiến thẳng vào thời đại kỹ thuật số vẫn chưa thành hiện thực. Một số nhà đầu tư công nghệ cố gắng tạo tiếng vang về những cơ hội kỹ thuật số tương tự ở châu Phi mà họ đã nói đến cách đây một thập kỷ, như là cung cấp Internet hay dịch vụ ngân hàng di động. Tương tự như vậy, kỳ vọng rằng các ngành dịch vụ có thể mang lại con đường thay thế cho sự thịnh vượng đã không thành hiện thực. 

Lợi thế bị lãng quên

Trung Quốc và các cường quốc châu Á khác cũng từng bị xem nhẹ, nhưng sự phát triển kinh tế của họ khiến cho thấy văn hoá của một quốc gia không tác động đến sự thịnh vượng. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa điều kiện toàn cầu ngày càng khó khăn và cơ cấu hỗn loạn trong nước đang cản trở tiềm năng của châu Phi. Công nhân trung bình ở châu Phi có năng suất cao hơn gần 50% so với ở Đông Á trong những năm 1960; hiện nay một công nhân Đông Á điển hình có năng suất cao gấp ba lần họ.  

Một lý do khác là khả năng lãnh đạo. 14 trong số 20 chính phủ tham nhũng nhất thế giới nằm ở châu Phi, tăng từ 10 chính phủ vào năm 2010. Sau chiến tranh, các chính quyền ở châu Á, đã dẫn dắt khu vực này vươn lên thịnh vượng; nhưng ở châu Phi, giới chức chưa chú tâm đến những điều kiện cơ bản như đường xá, đường sắt hay trường công tử tế,...để nâng cao sản lượng.

 

Botswana từng là câu chuyện hứa hẹn nhất trên lục địa, nhưng nước này không thể tìm ra cách đa dạng hóa ngoài kim cương và đang gặp khó khăn với tốc độ tăng trưởng kinh tế dưới 3%. Và ở Nigeria, nơi có thể sánh ngang với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một nền kinh tế bùng nổ dựa vào dầu mỏ, thu nhập trung bình đã giảm trong 5 năm qua. 

Còn tại Kenya gần đây, vai trò của Trung Quốc trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản của đất nước hiện rõ ở khắp mọi nơi, từ những ngôi chùa hình vòm trải dài trên các đường cao tốc mới đến các tuyến đường sắt trên cao chạy qua các công viên quốc gia. Nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn đáng thất vọng và Kenya đang phải vật lộn để trả cho Trung Quốc các khoản vay tài trợ cho các dự án mới. Mất điện thường xuyên là dấu hiệu cho thấy, giống như nhiều quốc gia khác trên lục địa, Kenya vẫn còn thiếu đầu tư.

Trong ba thập kỷ tới, dân số trong độ tuổi lao động của thế giới sẽ tăng thêm 2 tỉ người và gần 80% số lao động đó sẽ đến tuổi trưởng thành ở châu Phi. Điều đó có nghĩa là trên thực tế lục địa rộng lớn này là niềm hy vọng cuối cùng, và lớn nhất để chuyển biến kinh tế toàn cầu. Nhưng nếu không thể thực hiện được, tăng trưởng toàn cầu sẽ tiếp tục trượt dốc vì bị đè nặng bởi lực cản nhân khẩu học ở mọi nơi. 

Có thể bạn quan tâm: 

Vương quốc Anh áp dụng thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào năm 2027

Nguồn FT