Thứ Ba | 18/06/2013 15:18

G8 đang tự hủy hoại mình vì không kết nạp Trung Quốc?

Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, song Trung Quốc chưa bao giờ được cân nhắc kết nạp vào nhóm các nền kinh tế lớn (G8).
Thông thường, các tổ chức sẽ tan rã khi chúng trở nên không còn thích hợp và đó chính xác là điều đang xảy ra với nhóm 8 nền kinh tế công nghiệp (G8). Có một điều khá khó hiểu là cho đến nay G8 vẫn kiên quyết không kết nạp thêm Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Khi G8 được thành lập vào thập niên 1970, nhằm mục tiêu giúp các nhà lãnh đạo các cường quốc kinh tế xích lại gần nhau hơn để đối đầu với khủng hoảng và suy thoái kinh tế, lúc đó Trung Quốc vẫn là một cái tên khá xa lạ trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc chính là trái tim của nền kinh tế toàn cầu.

Do đó, thật đáng chỉ trích khi G8 bao gồm cả Canada và Italia mà không có Trung Quốc khi mà hiện này Trung Quốc đã trở thành tâm điểm của kinh tế toàn cầu.

Bất cứ ai còn nghi ngờ tầm quan trọng của kinh tế Trung Quốc đều có thể nhìn vào mức tiêu thụ năng lượng của quốc gia đông dân nhất thế giới. Theo số liệu thống kê mới nhất, do tập đoàn dầu khí BP cung cấp, Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới - chiếm 21% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu, so với 17% của Mỹ trong năm 2012.

Trung Quốc G8

Trung Quốc cũng chiếm hơn 1 nửa lượng tiêu thụ than của thế giới và 15% lượng dầu nhập khẩu toàn cầu. Mặc dù mới manh nha sử dụng khí đốt, song Trung Quốc cũng nhanh chóng lọt top 4 quốc gia tiêu thụ khí đốt nhiều nhất thế giới.

Từ những con số này, có thể nói tầm quan trọng của kinh tế Trung Quốc chỉ tăng tiến chứ không có chuyện thụt lùi. Các dự báo tài chính toàn cầu cũng công nhận Trung Quốc sẽ sớm thống trị tốc độ tăng trưởng trong nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu trong 2 thập kỷ tới. Trong khi nhập khẩu Mỹ đang và sẽ giảm mạnh hơn nữa, thì các nhà kinh tế dự báo nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ sớm chi phối giá cả hàng hóa toàn cầu.

Tất cả điều này biến Trung Quốc trở thành mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống năng lượng quốc tế. Do đó, an ninh năng lượng giờ cũng là mối quan tâm của Trung Quốc, chứ không chỉ riêng của NATO hay phương Tây.

Phần lớn lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc tới từ Trung Đông. Với tốc độ tiêu thụ khổng lồ như vậy, không khó để thấy Trung Quốc đã và đang đóng vai trò ngày càng lớn trong chiến lược ngoại giao Trung Quốc trong những năm qua.

Không những thế, Trung Quốc còn là nhà đầu tư năng lượng lớn tại Venezuela, châu Phi và
Trung Quốc G8
Trung Đông, và thậm chí còn tham vọng vươn tay tới cả Biển Bắc. Các công ty năng lượng Trung Quốc cũng bắt đầu bén rễ trên toàn thế giới và không ngần ngại tỏ rõ tham vọng dấn thân vào lĩnh vực năng lượng, từ hạt nhân cho tới dầu mỏ, khí đốt.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đóng vai trò lớn đối với nhiều hoạt động khác của kinh tế thế giới như tài chính quốc tế, khai thác mỏ, kim loại cùng hàng loạt lĩnh vực sản xuất khác.

Có nhiều người cho rằng, các nước G8 không muốn kết nạp Trung Quốc vì nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là cách hành xử trên trường quốc tế. Tuy nhiên, có thể thấy không phải bất cứ quốc gia nào trong nhóm G8 cũng có cách hành xử tế nhị và được lòng công chúng quốc tế, do đó lý do để không kết nạp Trung Quốc là gần như vô nghĩa.

Ngoài ra, sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc trong 20 năm qua, giúp hơn 750 triệu người thoát khỏi đói nghèo, thực sự là một bài học lớn đối với nhiều nước trên thế giới, thậm chí cả những nước G8.

Do đó, các nhà phân tích cho rằng những định kiến trước kia với Trung Quốc của G8 đã quá lạc hậu và tự làm hại chính mình. Nền kinh tế toàn cầu, cũng giống như thị trường năng lượng, là thống nhất và không thể chia rẽ. Chính vì vậy, kết nạp Trung Quốc có thể coi là điều vô cùng có lợi cho chính sự tồn tại của G8.

Nguồn FT/Dân Việt


Sự kiện