Chủ Nhật | 13/04/2014 09:15

G20: Khủng hoảng Ukraine có thể dẫn tới bất ổn kinh tế

G20, gồm cả Nga và Mỹ, đã thống nhất về hậu quả kinh tế của cuộc chiến trừng phạt quy mô lớn.

Ngày 11/4, các lãnh đạo tài chính từ20 nền kinh tế lớn nhất thế giới bày tỏ lo ngại rằng, cuộc khủng hoảng củaUkraine có thể làmtăng bấtổn kinh tế toàn cầu, dấy lên lo ngại về hậuquả tiềm ẩn của cuộc chiến trừng phạt giữa Nga và phương Tây.

Trong thông báo chính thức sau 2 ngày đàm phán, G20 cho biết, hiện tại vẫn đang theo dõi tình hình kinh tế tại Ukraine cũng như rất lưu ý đến các rủi ro đối với sự ổn định của kinh tế và tài chính.

Mỹ đã cảnh báo Nga rằng sẽ sẵnsàng áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng hơn nếu Nga không kiềm soát các hànhđộng tại Ukraine. Ngày 11/4, Mỹ cho biết đã bổ sung một công ty sản xuất khí gatự nhiên tại Crimea và 7 quan chức Ukraine có liên quan đến vụ sáp nhập Crimea vàodanh sách trừng phạt. Như vậy, tổng số quan chức Nga và Ukraine của Mỹ bị liệtvào danh sách “đen” là 38 người.

Các quan chức phươngTây cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin đang sắp đặt các biểu tình mới ủnghộ Nga tại các khu vực phía đông của Ukraine, chỉ vài tuần sau khi sáp nhập Crimea.Trong khi đó, ông Putin đe dọa sẽ cắt một nguồn cung năng lượng quan trọng đốivới châu Âu.

Ngày 10/4, các Bộ trưởng tài chính của Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu (G7) cũngnhấn mạnh về các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Tuy nhiên, tuyên bố ngắn gọncủa G-7 sau cuộc họp đã không đề cập đến các biện pháp trừng phạt, phản ánh nhữngmâu thuẫn nội bộ về thời điểm của căng thẳng leo thang trong áp lực tài chính.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lewcho rằng, G20 vẫn chưa sẵn sàng đưa ra quyết định trong vấn đề này và không cómột bộ trưởng tài chính nào trên thế giới lại muốn làm điều có nguy cơ gây racác vấn đề kinh tế của châu Âu cũng như của thế giới.

Tuy nhiên, ông Lew cho biết, saucuộc thảo luận nội bộ, G7 đã nhất trí cao rằng sẽ phải tăng cường các biện pháptrừng phạt nếu cần thiết.

Một số nước châu Âu rất thận trọng với việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì lo ngại sẽ gâytổn hại đến nền kinh tế. Trong mộtcuộc phỏng vấn ngày 10/4, Bộ trưởng Tài chính Ý Pier Carlo Padoan,cho biết, căng thẳng leo thang chẳngmang lại ích lợi cho một đất nước nào. Ý là thành viêncủa G7, cùng với Mỹ,Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh.

Tới đây, ngày 14/4, các Ngoạitrưởng châu Âu sẽ họp để thảo luận về vấn đề này.

G-20 cũng ủng hộ gói cứu trợ màQuỹ Tiền tệQuốc tế (IMF) tung ra để ngăn chặn sự sụp đổ củanền kinh tế Ukraine. Mặc dù hành động này là biểu hiện sự hỗ trợ quốc tế đốivới Ukraine nhưng việc IMF vẫn đang tìm kiếm các nguồn cho vay khác để tăng góihỗ trợ quốc tế đã bật lên những thách thức chính trị và kinh tế mà Ukraine phảiđối mặt.

IMF cho biết dự định sẽ hỗ trợUkraine khoảng từ 14 tỷ USD đến 18 tỷ USD trong tổng gói là 27 tỷ USD, phụthuộc vào mức độ cam kết của các tổ chức khác. Dự đoán, hội đồng IMF sẽ thôngqua gói hỗ trợ này vào đầu tháng 5.

Mỹ, châu Âu và NhậtBản cũng cam kết sẽ giúp đỡ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov chobiết, ông đã nói với các đối tác Mỹ và Đức trong cuộc họp rằng, Nga sẽ không hỗtrợ tài chính cho Ukraine trừ khi Ukraine đáp ứng một số điều kiện, bao gồm việccông nhận Crimea hiện tại là một phần của nước Nga.

Ông Lew kêu gọi các quan chức tài chính để hỗ trợ Ukraine. Ông nhận định: “Điềuquan trọng là cộng đồng quốc tế nên hành động ngay lập tức để hỗ trợ IMF trongviệc tài trợ tài chính cho Ukraine”.

Nguồn Gafin - NCDT/ WSJ


Sự kiện