FTA Mỹ - EU: Liều thuốc kích thích "giá rẻ" cho kinh tế châu Âu
Hơn ai hết, nhà xuất khẩu từ châu Âu sẽđược hưởng lợi nhờ mức thuế quan chung với Mỹ, sự chênh lệch lớn không còn vàquan trọng hơn, mức thuế chắc chắn sẽ thấp hơn.
Sự thất bạicủa WTO?
Xu hướng hiện nay, thay vì tham gia vàonhững vòng đàm phán đa phương do WTO chủ trì, dai dẳng và dường như không có hồikết như vòng đàm phán Doha, các quốc gia đang tự tìm kiếm những cơ chế hợp tác mới,song phương để dễ dàng đối thoại hơn. Nếu thành công, thì FTA giữa Mỹ và EU sẽlà bài học thành công thuyết phục nhất cho xu thế hợp tác này.
Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất củachâu Âu. Năm 2011, kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều giữa Mỹ và châu Âu mớiđạt 449 tỷ euro. Chỉ 1 năm sau đó, tổng kim ngạch tăng lên thành 646 tỷ euro.
Trong đó, Mỹ là khách hàng nhập khẩu lớnnhất của EU. Năm 2012, Mỹ nhập khẩu 381 euro hàng hóa-dịch từ EU (chiếm 17,3% tổngkim ngạch xuất khẩu của các nước EU).
Đồng thời, về xuất khẩu, Mỹ cũng là nhàcung cấp lớn thứ 3 của EU, chỉ đứng sau Trung Quốc và Nga. Cũng trong năm 2012,EU nhập khẩu lượng hàng hóa-dịch vụ với giá trị 265 euro từ Mỹ, tương đương11,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, dòng vốnFDI giữa 2 bờ Đại Tây Dương lên tới 1.000 tỷ USD năm 2012.
Đặc biệt, xuất khẩu của EU sang Mỹ tăng 187 tỷ euro (tăng28%), cộng với trao đổi thương mại với các nước còn lại trên thế giới, tổng kimngạch xuất khẩu của EU sẽ tăng 220 tỷ euro (tương đương tăng 6%).
Xét triên khía cạnh việc làm, Cao ủy Liên minh châu Âu phụtrách về thương mại, ông Karel De Gucht cho rằng: “Hàng triệu việc làm mới sẽđược tạo ra”.
Đối với khu vực đang chịu sự hoành hành của tình trạng thấtnghiệp như eurozone, đây chẳng khác gì một gói kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ thịtrường lao động.
Như vậy, cuối cùng, châu Âu cũng tìm ra lời giải cho bàitoán tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp. Không phải chính sách tiền tệ hay tàikhóa, mà chính chính sách thương mại đang đóng vai trò “cứu rỗi” cho nền kinh tếđang ngày càng già nua và chậm chạp.
Cái bắt tay lần này của Mỹ cũng đòi hỏi không ít sự đánh đổi từ châuÂu, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa, rào cản lớn nhất đối với hiệp định. Pháp đã lên tiếng khẳng định rằng, sẽ sử dụng mọi quyền lực củamình để phủ quyết điều khoản thỏa thuận về lĩnh vực nghe nhìn, rất có thể sẽchâm ngòi cho sự đổ vỡ của hiệp định đầy hứa hẹn lần này.
Thực chất, đây là hiệp định nhằm tái cấutrúc thị trường thương mại giữa hai khối bên bờ Đại Tây Dương. Để thoát khỏisuy thoái, châu Âu cần từng chính phủ nỗ lực nhiều hơn, cải cách thị trườnglao động linh hoạt hơn và chính sách tiền tệ thuận lợi, công bằng hơn giữaNam-Bắc Âu, chính là điều châu Âu đang hướng tới.
Nhưng đối với châu Âu hiện tại, FTA với Mỹ chẳng phải là liều thuốc kích thích kinh tế với giá rẻ nhấtsao?
Nguồn Dân Việt