Ford đóng cửa 2 nhà máy lớn tại châu Âu
Nhà máy thứ hai nằm tại Genk, Bỉ, đây là một trong những nhà máy có quy mô lớn nhất của Ford tại châu Âu. Nhà máy này được thành lập cách đây 48 năm, chuyên dùng để lắp ráp các loại xe cỡ nhỏ như Mondeo, xe 5 chỗ S-Max và xe minivan (từ 7 chỗ trở lên) như Galaxy. Dự kiến nhà máy sẽ đóng cửa vào cuối năm 2014.
Hiện tại nhà máy tại Genk có khoảng 4.340 nhân công, trong khi nhà máy Southampton có hơn 530 lao động, hãng Ford cho biết. Toàn bộ số nhân công ở hai nhà máy này cũng sẽ bị cắt giảm khi hai nhà máy này bị đóng cửa, tuyên bố cho biết.
Theo ban lãnh đạo của Ford, cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã khiến doanh số bán hàng của hãng trong năm 2012 tụt xuống mức thấp nhất trng vòng 19 năm qua. Trong năm nay, doanh số bán hàng của Ford ở châu Âu đã giảm 12%.
Việc đóng cửa hai nhà máy tại châu Âu là một phần trong kế hoạch giảm thiểu các khoản lỗ của hãng dự kiến có thể lên tới 1 tỷ USD, trong năm nay.
Năm ngoái, nhà máy tại Southampton chỉ sản xuất được gần 30.000 chiếc Transit, trong khi một nhà máy như vậy phải sản xuất được 200.000 chiếc/năm mới được công nhận là hoạt động có hiệu quả, nhà phân tích tại Barclays Brian Johnson cho biết. Theo ban lãnh đạo Ford, các nhà máy khác tại châu Âu của hãng đều đủ khả năng sản xuất trên 230.000 chiếc/năm, do đó nhà máy Southampton rõ ràng hoạt động quá thiếu hiệu quả.
Trong khi đó, nhà máy ở Genk, được mở cửa vào năm 1964, cũng bị đánh giá là hoạt động không đúng với hiệu suất vốn có. Bản thân ban lãnh đạo Ford cũng thừa nhận hãng chỉ sử dụng khoảng 68% năng lực sản xuất của Genk, trong khi phải trên 80% mới được coi là có lợi nhuận.
Theo các nhà máy, việc đóng cửa nhà máy Genk có thể giúp Ford tiết kiệm khoảng 300 triệu USD/năm. Tuy nhiên, sẽ phải mất 3 năm việc đóng cửa nhà máy Genk mới thực sự phát huy hiệu quả tiết kiệm, nhà phân tích tại Morgan Stanley, Adam Jonas, cho biết.
Tuy nhiên, không chỉ riêng Ford, một loạt các nhà sản xuất ô tô khác cũng đang phải vật lộn để chống chọi khủng hoảng, như hãng Peugeot hay hai thương hiệu Fiat và Opel của General Motors (GM).
Nguồn Bloomberg/Khampha