Ảnh: CNBC.
Fed tăng lãi suất thêm 0.5%, mức tăng lớn nhất trong hai thập kỷ
Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào ngày 04/05 đã tăng lãi suất chuẩn thêm 0.5%, đạt khoảng 0,75% - 1% và giá thị trường hiện tại có tỷ lệ tăng lên 2,75% -3% vào cuối năm, theo dữ liệu của CME Group. Đây là bước đi mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống mức lạm phát cao nhất trong 40 năm qua.
“Lạm phát đang ở mức quá cao và chúng tôi hiểu những khó khăn mà nó đang gây ra. Chúng tôi đang khẩn trương tiến hành giải quyết vấn đề và cam kết sẽ khôi phục sự bình ổn giá. ” Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, cho biết trong một cuộc họp báo.
Cùng với việc tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương cho biết họ sẽ giảm quy mô bảng cân đối kế toán hiện trị giá 9 nghìn tỉ USD. Fed đã mua trái phiếu để giữ lãi suất ở mức thấp và duy trì dòng tiền trong thời kỳ đại dịch, nhưng sự gia tăng giá buộc chính sách tiền tệ phải được điều chỉnh.
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell. |
Cổ phiếu tăng vọt sau thông báo trong khi lợi suất cổ phiếu quỹ giảm. Thị trường hiện kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ trong những tháng tới.
Quy mô bảng cân đối kế toán sẽ giảm theo từng giai đoạn. Bắt đầu từ ngày 01/06, 30 tỉ USD cổ phiếu quỹ và 17,5 tỉ USD chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp sẽ được tung ra thị trường. Sau ba tháng, quy mô đối với cổ phiếu quỹ sẽ tăng lên 60 tỉ USD và 35 tỉ USD cho các khoản thế chấp.
Fed lưu ý rằng hoạt động kinh tế giảm trong quý đầu tiên nhưng chi tiêu hộ gia đình và đầu tư cố định của doanh nghiệp vẫn mạnh mẽ, còn lạm phát thì ở mức cao.
50 điểm cơ bản là mức tăng lớn nhất mà Ủy ban thị trường mở Liên bang FOMC (cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed) thiết lập kể từ tháng 05/2000.
Khi khủng hoảng đại dịch xảy ra vào đầu năm 2020, Fed đã cắt giảm lãi suất chuẩn xuống khoảng 0% -0,25% và thiết lập một chương trình mua trái phiếu tích cực, gấp đôi quy mô bảng cân đối kế toán của mình. Đồng thời, Quốc hội đã thông qua một loạt dự luật bơm hơn 5 nghìn tỉ USD chi tiêu tài khóa vào nền kinh tế.
Chính sách đó kéo theo tắc nghẽn chuỗi cung ứng và nhu cầu tăng cao, khi các nền kinh tế mở cửa trở lại. Lạm phát đã tăng 8,5% trong tháng 3, theo chỉ số giá tiêu dùng của Cục Thống kê Lao động.
Lần đầu tiên sau hơn ba năm, FOMC, vào tháng 3, đã phê duyệt mức tăng 25 điểm cơ bản, cho thấy lãi suất huy động vốn có thể tăng lên 1,9% trong năm nay.
Lần gần nhất Fed quyết liệt với việc tăng lãi suất là đầu năm 2020, lãi suất huy động vốn đã tăng lên 6,5%, nhưng bị buộc phải rút lui chỉ bảy tháng sau. Với cuộc suy thoái đang diễn ra thời điểm đó cùng các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, Fed cuối cùng đã giảm lãi suất huy động vốn xuống 1% vào giữa năm 2003, ngay sau cuộc tấn công Iraq.
Một số nhà kinh tế lo ngại lần này Fed có thể đối mặt với tình trạng khó khăn tương tự - không “xuống tay” với lạm phát khi nó đang tăng cao, sau đó thắt chặt hơn khi tăng trưởng chậm lại (GDP giảm 1,4% trong quý đầu tiên).
Có thể bạn quan tâm:
1/3 thị trường thuốc lá nước Mỹ sắp bị "tê liệt"?
Nguồn CNBC