Fed siết chăt thêm "vòng kim cô" với các ngân hàng trên phố Wall
Đợt điều chỉnh này dẫn tới một loạt các ngân hàng được yêu cầu phải thu nhỏ quy mô, một cách tiếp cận mà chính quyền ông Obama và Quốc hội đã cố tình lảng đi trong Đạo luật Dodd-Frank.
“Điều luật cuối cùng sẽ đưa các công ty này tới một lựa chọn: hoặc là phải cố định nắm giữ nguồn vốn lớn để bù đắp vào khoản họ có thể bị thua lỗ” Janet Yellen, nữ chủ tịch của Fed nói trong buổi công bố. “Bằng không, họ sẽ phải thu hẹp quy mô hệ thống, giảm tác hại mà sự thất bại của họ có thể gây ra cho hệ thống tài chính của chúng ta”.
Theo như bà Yellen đã đề cập tới, điều luật mới của Fed sẽ được đưa ra vào tháng 12, tập trung chủ yếu vào khối nguồn vốn ngân hàng. Các ngân hàng chủ yếu dựa vào hệ thống tiền tiết kiệm và tiền trong tài khoản để tạo lượng tiền sử dụng cho vay và giao dịch. Nhưng, như những gì đã diễn ra trong khủng hoảng, nguồn tiền có thể bay đi rất nhanh gây ra đột biến tiền gửi như những gì xảy ra trong năm 2008. Vì vây, các nhà làm luật yêu cầu các ngân hàng thu hút vốn từ cổ đông, những người không thể rút tiền ra trong cơn hoảng loạn. Nguồn tiền ổn định này kết hợp với lợi nhuận giữ lại của ngân hàng tạo nên vốn.
Luật mới của Fed buộc các ngân hàng và các tổ chức trên phố Wall lớn đáp ứng yêu cầu cao nhất về vốn. Đối với một ngân hàng, vốn là một nguồn tài trợ tài chính có tính kinh tế đắt đỏ. Fed yêu cầu các công ty tăng vốn đồng nghĩa với tổng chi phí tăng, quy mô của các ngân hàng sẽ co lại theo thời gian. Sáng kiến tăng vốn trước đó dường như có hiệu quả và Fed mong muốn điều đó tiếp diễn.
Ngày 20/7 vừa qua, 5 thành viên hội đồng thống đốc Fed đã đồng thuận bỏ phiếu thuận cho luật tài sản mới. Theo quy định ngân hàng quốc tế áp dụng cho các tổ chức ở Mỹ, 8 ngân hàng phải có vốn cơ bản bằng 7% tổng giá trị tài sản của họ (bao gồm tiền mặt, các khoản nợ và cổ phiếu). Giới lãnh đạo tại Fed cũng ủng hộ yêu cầu vốn lớn hơn cho các ngân hàng phố Wall với mục đích để xoa dịu một khoản vay lớn dễ bị hoảng sợ trong thị trường.
“Biện pháp thu phụ phí cho mỗi khoản vốn tăng thêm sẽ là một phần quan trọng trong hệ thống pháp lý nhằm củng cố lượng vốn của các tổ chức tài chính quan trọng nhất quốc gia. Chúng tôi đã xây dựng hệ thống này ngay sau khi khủng hoảng tài chính xảy ra”. Daniel Tarullo – người giám sát các quy định - nói trong một bài phát biểu.
Tarullo là người đứng đằng sau việc đặt ra yêu cầu về vốn khắt khe và chặt chẽ hơn cho các ngân hàng chủ yếu dựa vào vay nợ trong thị trường ngắn hạn. Nhiều khoản nợ bay đi nhanh chóng trong năm 2008, lan truyền nỗi lo sợ trong hệ thống tài chính và buộc Fed phải mở rộng các khoản vay nợ khẩn cấp cho phố Wall.
JP Morgan Chase, ngân hàng có tài sản lớn nhất nước Mỹ, sẽ phải bổ sung nhiều vốn nhất. Số tiền tăng thêm sẽ tương đương với khoảng 4,5% tài sản của JPMorgan. Như vậy, các ngân hàng sẽ cần phải tăng vốn một khoảng bằng 12,5 tỷ USD, theo một quan chức Fed. Hành động của JPMorgan Chase là minh chứng cho thấy các ngân hàng thường nghiêng về giải pháp giảm tài sản thay vì tăng vốn.
7 ngân hàng còn lại đã chuẩn bị sẵn sàng một lượng vốn đủ để đáp ứng yêu cầu mới. Ước tính khoản phụ vốn của Citigroup là 3,5% (lớn thứ hai trong nhóm). Morgan Stanley và Goldman Sachs sẽ cần khoảng 3%. Wells Fargo, một ngân hàng lớn nhưng hiện diện ít tại phố Wal sẽ chỉ phải nộp 2% theo như yêu cầu. Quy định này không hoàn toàn có hiệu lực cho đến đầu năm 2019.
Biện pháp kiềm chế của Fed là bước đi mà các ngân hàng lo sợ nhất. Fed kiên quyết không hợp tác với các ngân hàng từ chối yêu cầu nguồn vốn phụ trong chương trình kiểm tra sức khỏe ngân hàng thường niên mà Fed tổ chức.
Đại diện cho ý kiến chỉ trích các quy định mới này, có ý kiến cho rằng điều này sẽ làm cho các ngân hàng Mỹ không có sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
Nguồn Trí thức trẻ