FED nâng lãi suất và những hệ quả cho các nền kinh tế mới nổi
Vào cuối tháng 11, Hàn Quốc đã tăng lãi suất lần đầu tiên trong 6 năm.
Hàn Quốc là một trong nhiều thị trường mới nổi lặng lẽ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ không có tiền lệ, khởi xướng bởi các ngân hàng trung ương các nước phát triển. Đi đầu trong trào lưu này là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), khi họ tăng thanh khoản cho thị trường bằng việc hạ lãi suất xuống thấp va tung ra các gói nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE).
Hiện tại, Fed đã đảo ngược định hướng và Hàn Quốc đã thực hiện động thái tương tự. Fed đã tăng lãi suất 3 lần trong năm 2017 và dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ, với ba hoặc bốn lần đi lên nhiều hơn trong tỷ lệ có thể vào năm 2018.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích vẫn lạc quan rằng xu hướng tăng thanh khoản cho thị trường của ngân hàng trung ương, vốn đã làm giá tài sản tài chính ở cả các thị trường phát triển và mới nổi tăng cao, sẽ tiếp tục - phần lớn là do Ngân hàng Trung ương Nhật và Ngân hàng Trung ương Châu Âu vẫn đang duy trì chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Đó có thể là một sự đánh giá nguy hiểm.
Jan Dehn,Giám đốc Nghiên cứu của tập đoàn Ashmore, một nhà quản lý đầu tư của Uck tại các thị trường mới nổi nói: "Việc thu hẹp và chấm dứt các gói QE có lẽ là một trong những quá trình nguy hiểm nhất. Rủi ro lớn nhất đối với các nhà đầu tư [thị trường mới nổi] tiếp tục đến từ các thị trường phát triển."
Các chuyên gia kinh tế tại JPMorgan cho biết vào ngày 15.12 rằng Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 125 điểm cơ bản – 1,25% (tính cả lần nâng lãi suất trong tháng 12 vừa qua và 4 lần nữa vào năm 2018) và dự báo thu hẹp bảng cân đối của cơ quan này 417 tỷ USD, họ kì vọng việc thu hẹp này sẽ không gây ra những tác động tiêu cực lên nền kinh tế và “tạo ra một hiệu ứng dây chuyền ở các nền kinh tế khác”.
JP Morgan cho biết chính sách lãi suất toàn cầu dường như vẫn sẽ ít thay đổi bởi kỳ vọng rằng chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ vẫn giữ nguyên. Ngân hàng này nói thêm: "Việc ECB và BOJ gia tăng bảng cân đối của mình thêm tổng cộng 700 tỷ USD sẽ bù đắp cho những động thái của FED".
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nhận định như trên có thể là quá lạc quan. Mối đe doạ lớn nhất đối với các thị trường mới nổi (ngoài những bất ổn địa chính trị tiềm ẩn) là khả năng thanh khoản bị thu hẹp - đặc biệt, và không phải là duy nhất, từ các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thực tế, việc có nhiều nhà phân tích tỏ ra chủ quan như vậy đã làm cho nguy cơ của sự điều chỉnh trở nên thực tế hơn.
Các thị trường mới nổi rõ ràng là những người hưởng lợi lớn nhất từ các quyết định của ngân hàng trung ương các nước phát triển. Theo báo cáo Global Financial Stability (ổn định tài chính toàn cầu) mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, 260 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào các thị trường mới nổi từ năm 2010 là đến từ các chính sách tiền tệ chưa có tiền lệ của Fed. Thực tế này nên được coi là một lời cảnh báo rằng bất kỳ sự đảo ngược nào [rút lại các gói kích thích] cũng có thể tạo ra một tác động đáng kể không kém theo hướng ngược lại.
Báo cáo nhận định rằng: "Việc bình thường hoá bảng cân đối của ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế phát triển có thể thắt chặt điều kiện tài chính ở các nước khác, làm tăng lãi suất dài hạn và gây ra việc tháo chạy dòng vốn khỏi các nước này". Robin Koepke, một nhà kinh tế chuyên về chính sách tiền tệ và thị trường vốn của IMF, đã tính toán rằng 40 tỷ USD đã chảy ra khỏi các thị trường mới nổi trong bảy tuần sau khi chủ tịch Fed - Ben Bernanke, vào tháng 5.2013, đã ám chỉ khả năng Fed chuẩn bị giảm tốc độ mua tài sản.
Trung Quốc thắt chặt tiền tệ
Trong chuyển dịch từ lãi suất âm, bằng không sang lãi suất thực dương, Hàn Quốc dường như không cô đơn. Trung Quốc đang thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua các biện pháp pháp hành chính, trong khi điều kiện tài chính về tổng thể cũng đã thắt chặt khi Trung Quốc muốn kiểm soát hoạt động ngân hàng ngầm của nước này. Thật vậy, một trong những rủi ro lớn mà Đại lục phải đối mặt hiện nay là nguy cơ thắt chặt tiền tệ quá mức.
Haibin Zhu, chuyên gia kinh tế trưởng của JPMorgan cho biết: "Khả năng tăng lãi suất ở Trung Quốc đang tăng lên. Lãi suất liên ngân hàng, đặc biệt là Shibor, lãi suất liên ngân hàng Thượng Hải, vẫn ở mức cao; 4,8% trong năm nay. Lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc 10 năm tăng lên trên 4% vào tháng 11.
Mối quan ngại về việc thắt chặt tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ cần được chú trọng hơn nữa. Thực tế là nhiều nhà đầu tư đã lao đầu vào các sản phẩm kém tính thanh khoản để tìm kiếm lợi nhuận trong một thế giới lãi suất thấp hoặc bằng 0. "Việc tìm kiếm lợi nhuận ở cuối chu kì thường tạo ra những bất cân bằng trong thị trường tài chính. Nhà đầu tư thường áp dụng đòn bẩy tài chính cao cho các cơ cấu có sự bất cân xứng đáng kể giữa kì đáo hạn và tính thanh khoản", Goldman Sachs cho biết, đây có thể là bối cảnh chính cho năm 2018.
"Khi nhu cầu rút vốn tăng lên, nhà đầu tư phải thanh lý những cấu trúc và vị thế của mình, điều này sẽ gây ra làn sóng giảm giá", ngân hàng nói. "Khoảng thời gian này, tính thanh khoản kém là một đòn bẩy mới. Thay vì phải chuyển sang những tài sản có thanh khoản cao, nhà đầu tư lại làm ngược lại vì nhu cầu lợi nhuận. Ví dụ như cổ phần tư nhân, nợ tư nhân, cho vay bất động sản thương mại…. "
Thêm vào đó, một số ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi có thể bị buộc phải tăng lãi suất mặc dù tăng trưởng đã chậm lại, điều có thể khiến tình thế thêm khó khăn vì tăng lãi suất làm tăng chi phí vốn. Ví dụ, Ấn Độ có thể hưởng lợi từ việc cắt giảm lãi suất, từ quan điểm kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, khi giá dầu tăng và khả năng thâm hụt ngân sách của chính phủ sẽ tăng, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ có thể sẽ tăng chứ không phải là hạ lãi suất.
Một cách thực tế, các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho khả năng lãi suất sẽ tăng dần, trong bối cảnh các điều kiện cơ bản đã khá lý tưởng. Nhưng lịch sử tài chính cho thấy rằng thị trường thường phản ứng quá mức. Thật là dễ để tin rằng 2018 có thể sẽ là một ngoại lệ, nhưng các nhà đầu tư thận trọng nên có sự chuẩn bị cho những điều không mong đợi.