Fed nâng lãi suất, thị trường thế giới sẽ hoảng loạn
Nhưng bất chấp 2 năm liên tục theo dõi tín hiệu từ Fed, thị trường dường như vẫn chưa chuẩn bị gì nhiều cho sự thay đổi quan trọng về chính sách tiền tệ.
Điều này có thể do những chính sách của 6 năm trước. Việc các ngân hàng trung ương bơm lượng thanh khoản khổng lồ - đầu tiên là chương trình mua trái phiếu trị giá 4 nghìn tỷ USD của Fed, và giờ đây là chương trình kích thích tương tự của Ngân hàng trung ương Nhật Bản và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) - đã khiến giới đầu tư đổ xô vào tìm kiếm lợi tức từ tài sản mạo hiểm ở mọi thị trường trên toàn cầu. Điều này đẩy các thị trường khác nhau vào mối tương quan gần gũi hơn và làm lu mờ sự khác biệt giữa chúng, khiến việc đồng ý về giá của nhà đầu tư trở nên khó khăn hơn.
Sự biến động thời gian gần đây của nhiều loại tài sản cho thấy khi chính sách bắt đầu thắt chặt, hệ thống tài chính toàn cầu có thể phải đối mặt với dòng thác nguy hiểm khi giới đầu tư liên tục thua lỗ.
Một vấn đề là: Các biện pháp nới lỏng tiền tệ đồng bộ hóa đã khiến giới đầu tư đổ tiền vào những tài sản sản thay thế lẫn nhau. Ví dụ, mối tương quan giữa lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức và trái phiếu kho bạc Mỹ lên đến 96% kể từ đầu năm 2014, theo Steven Wieting, chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại Citi Private Bank.
Mối tương quan này ngày càng thắt chặt hơn kể từ tháng 1/2015 khi ECB tuyên bố sẽ bắt đầu mua trái phiếu trị giá 60 tỷ euro (67,3 tỷ USD) mỗi tháng.
Với việc ECB mua vào một lượng lớn trái phiếu chính phủ tại khu vực eurozone, lợi tức trái phiếu chính phủ Đức giảm trong 8 tháng đầu năm nay - thậm chí đôi khi rơi vào vùng tiêu cực - khiến giới đầu tư đổ tiền vào trái phiếu kho bạc Mỹ với lợi tức cao hơn như một loại tài sản thay thế.
Vấn đề liên quan là tính thanh khoản thấp của thị trường trái phiếu mà theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) nguyên nhân là “tính mỏng manh ngày càng tăng” tại các thị trường. Mặc dù giới đầu tư đang tìm kiếm lợi tức liên tục đổ tiền vào việc phát hành nợ sơ cấp của công ty và chính phủ trong những năm qua, nhưng lại đang xa lánh thị trường trái phiếu thứ cấp.
Mối lo ngại đang tập trung vào thị trường trái phiếu công ty khi phân tích của Deutsche Bank cho thấy giao dịch trái phiếu đầu tư giảm 50% kể từ cuộc khủng hoảng. Giới ngân hàng cho rằng chính các quy định mới đang cản trở họ đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Nhưng doanh thu trái phiếu kho bạc Mỹ giảm 70% cho thấy nỗ lực nới lỏng định lượng của các ngân hàng trung ương cũng là một nguyên nhân.
Chương trình nới lỏng định lượng cung cấp thanh khoản cho một số tài sản rủi ro nhưng lại rút vốn khỏi thị trường nợ.
Tại châu Âu, hiệu ứng ECB thậm chí còn rõ ràng hơn. Thị trường không rõ lợi tức của khoản nợ bằng đồng euro ở mức nào là hợp lý, Alan Ruskin, chiến lược gia tiền tệ của Deutsche Bank, cho biết.
Tuy số liệu việc làm và doanh số bán lẻ tháng 5 cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng ẩm trong quý I/2015 chủ yếu là do yếu tố thời tiết và phần nào khôi phục niềm tin về khả năng hồi phục của nền kinh tế lớn nhất thế giới này, song điều này lại báo hiệu mối nguy thực sự cho các nước như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia. Đồng nội tệ của các nước này đang giảm mạnh khi Fed thắt chặt chính sách và USD tăng cao khiến việc giải quyết tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước này trở nên khó khăn hơn.
Phan Nguyễn
Nguồn WSJ