Thứ Sáu | 25/04/2014 16:30

Fed lo ngại mô hình dự báo lạm phát sẽ thất bại

Chủ tịch Fed Janet Yellen lo ngại rằng, mô hình tiêu chuẩn mà các ngân hàng trung ương sử dụng để dự báo lạm phát có thể sẽ sụp đổ.
Băn khoăn của bà Yellen xuất phát từ sự thất bại của các mô hình dự đoán xu hướng giá cả ở Mỹ trong thời kỳ suy thoái kinh tế gần đây cùng với hậu quả của nó cũng như ở Nhật Bản trong thời kỳ giảm phát từ năm 1998-2012. Theo đó, lạm phát tại Mỹ đã tăng cao hơn so với các mô phỏng trong khi giá cả ở Nhật Bản liên tục giảm.

Tuần trước, bà Yellen đã ám chỉ mối lo ngại này trong một bài phát biểu. Bà nói rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải cẩn thận theo dõi xem liệu lạm phát có tăng lên như dự báo của ngân hàng trung ương trong vài năm tới hay không.

Nếu lạm phát không đi theo chiều hướng dự báo, bà Yellen cho biết, Fed sẽ giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức cận 0 để tránh tình trạng giá cả, tiền lương giảm liên tục trong khi nền kinh tế rơi vào trì trệ như ở Nhật Bản.

Giới đầu tư đang hy vọng, Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 9/2015. Trong 22 tháng, lạm phát của Mỹ đều ở dưới mức mục tiêu của Fed là 2%, lạm phát trong tháng 2 là 0,9%.

Hai trụ cột chính mà các mô hình máy tính chuẩn dựa vào để dự báo áp lực giá cả trong dài hạn là tình trạng suy giảm của nền kinh tế, thường được tính bằng tỷ lệ thất nghiệp và dự báo về lạm phát.

Tỷ lệ thất nghiệp càng cao so với "tỷ lệ tự nhiên" thì việc tăng lương cho người lao động và lạm phát gia tăng sẽ khó khăn hơn. Theo bà Yellen, "tỷ lệ tự nhiên" thường ở trong khoảng 5,2% đến 5,6% trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3 của Mỹ là 6,7%.

Dự báo lạm phát của các mô hình càng chắc chắn thì khả năng xu hướng giá cả đi chệch mục tiêu của Fed càng ít.

Vấn đề là những trải nghiệm gần đây của Mỹ và Nhật Bản đều đặt hai giả thuyết trên vào nghi vấn.

Christina and David Romer, đồng giám đốc của Chương trình kinh tế tiền tệ của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia nhận định, xu hướng lạm phát của Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính vô cùng khó hiểu. Với tỷ lệ thất nghiệp tăng hơn 2 lần lên 10% trong tháng 10/2009, các mô hình truyền thống dự báo, Mỹ sẽ rơi vào tình trạng giảm phát. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra mặc dù tốc độ gia tăng của lạm phát có chậm lại.

Bà Yellen từng đề cập đến vấn đề hóc búa này trong bài phát biểu vào tuần trước. Bà cho rằng, trong suốt quá trình phục hồi, mặc dù suy thoái của nền kinh tế ở mức rất cao nhưng dường như lại không hề gây ra áp lực giảm đối với lạm phát.

Lời giải thích mà các chuyên gia kinh tế Mary Daly và Bart Hobijn của Ngân hàng dự trữ liên bang San Francisco cho rằng hợp lý nhất là nhiều chủ doanh nghiệp đã miễn cưỡng giảm tiền lương ngay khi doanh số bán hàng của họ giảm trầm trọng trong thời kỳ suy thoái. Điều này đã giúp Mỹ thoát khỏi nguy cơ rơi vào giảm phát, đồng thời cũng làm sáng tỏ lý do tại sao sau đó, một số doanh nghiệp đã rất hạn chế việc tăng lương.

Trong khi đó, Nhật Bản lại đặt ra một bài toán đố khác đối với các mô hình dự báo lạm phát. Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, dự báo lạm phát của Nhật Bản vẫn ở mức tích cực trong nhiều năm ngay cả khi nền kinh tế rơi vào giảm phát.

Theo Bloomberg, mức giảm trung bình năm của giá tiêu dùng tại Nhật Bản là 0,2% từ năm 1998 đến 2012 trong khi dự báo lạm phát - theo như tính toán trên thị trường trái phiếu chính phủ - sẽ tăng trung bình ở mức 0,2%.

Hai chuyên gia kinh tế nhà Romers nhận định rằng, thị trường thực tế vẫn chưa thể hiểu hết về xu hướng gần đây của lạm phát.

Nguồn Gafin/ Bloomberg/ DVO


Sự kiện