Chủ Nhật | 26/05/2013 13:15

Fed không hề in tiền

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không in tiền và cũng chưa từng in tiền nếu định nghĩa in tiền là tăng cung tiền (M2).
Hãy đối chiếu với thực tế. Trong quý I/2013, Fed đã mua 277,5 tỷ USD trái phiếu khiến danh mục đầu tư trái phiếu tăng từ 2.660 tỷ USD lên 2.937 tỷ USD.

Theo một giả thuyết logic thì cung tiền M2 phải tăng, nhưng thực tế thì ngược lại. Tuần cuối cùng của tháng 12/2012, giá trị M2 của Mỹ là 10.505 tỷ USD, nhưng đến cuối tháng 3/2013, M2 chỉ đạt 10.450 tỷ USD, nghĩa là giảm khoảng 55 tỷ USD. Như vậy, tất nhiên, Fed không hề in tiền.
Người ta hiểu lầm Fed có khả năng in tiền kể từ khi Fed bắt đầu chương trình nới lỏng định lượng vào cuối năm 2008. Đó là khi Fed mở rộng cơ sở tiền tệ từ 840 tỷ USd lên 1.700 tỷ USD.

Từ đó đến cuối tháng 3/2013, Fed đã tăng cơ sở tiền tệ từ 840 tỷ USD lên 2.930 tỷ USD. Cung tiền thực tế tăng 35% trong khi cơ sở tiền tệ tăng tới 249%. Hiện tại, cung tiền M2 chỉ tăng 6,8%, mức tăng tương tự tháng 3/2008 trước khi Fed quyết định hỗ trợ nền kinh tế (Biểu đồ 1).

ư
Nguồn: Fed

Nói cách khác, không có bằng chứng nào cho thấy chương trình mua trái phiếu của Fed dẫn đến tăng trưởng cung tiền, cũng như không bằng chứng nào cho thấy điều kiện kinh tế của Mỹ được cải thiện.

Fed không kiểm soát dòng tiền cũng không thể quyết định vận tốc lưu thông tiền tệ (vòng quay của dòng tiền). Chuyên gia kinh tế Mỹ nổi tiếng Irving Fisher đã tìm ra mối liên hệ giữa tiền tệ và tăng trưởng kinh tế thông qua một công thức: GDP=MV (M là cung tiền, V là vòng quay của tiền).

Hai hiểu lầm lớn nhất rằng Fed có thể khiến tổng cầu tăng đó là: Thứ nhất, họ không trực tiếp kiểm soát M2. Hai là, họ cũng không thể kiểm soát vòng quay của tiền. Để hiểu được tại sao 2 biến số này khiến Fed không thể tăng tổng cầu, hãy tìm hiểu cơ sở tiền tệ, dự trữ ngân hàng và số nhân tiền tệ.

Cơ sở tiền tệ được dẫn xuất từ bảng cân đối kế toán của Fed và Kho bạc Mỹ và sẽ có hai khía cạnh, một là tài sản (bên nguồn) và một là nợ (bên dùng).

Khi Fed mua trái phiếu chính phủ, cả bên tài sản và bên nợ (gồm tiền trong lưu thông và dự trữ ngân hàng) đều tăng một lượng tương đồng.

Dự trữ ngân hàng là tài sản mà các ngân hàng gửi tại Fed hay dự trữ tại ngân hàng mình dưới dạng tiền dự trữ. Số tiền này dự trữ để cho vay. Quá trình cho vay dự trữ này sẽ tạo ra dự trữ và tiền – yếu tố cấu thành M2.

Cơ sở tiền tệ rõ ràng không khiến M2 tăng. Đó là bởi việc ngân hàng hoán đổi dự trữ sang tiền gọi là hệ số nhân tiền (Biểu 2, bên trái). Cuối 2007, hệ số nhân tiền là 9, điều đó có nghĩa là cơ sở tiền tệ 825 tỷ USD (biểu 2, bên phải) sẽ được nhân len 9 lần để tạo ra M2 có giá trị 7,4 nghìn tỷ USD. Đến cuối tháng 3/2013, cơ sở tiền tệ lên 2,9 nghìn tỷ USD nhưng hệ số nhân tiền giảm còn 3,6, như vậy M2=10,4 nghìn tỷ USD.

Nguồn: Fed
Nguồn: Fed.

Fed hầu như không thể kiểm soát biến động hệ số nhân tiền, trong khi yếu tốc tác động chủ yếu là các ngân hàng thương mại và khách hàng.

Bằng chứng cho kết luận này đó là, trong quý I/2013, khi cơ sở tiền tệ tăng 264 tỷ USD và M2 giảm do hệ số nhân tiền giảm từ 3,9 xuống 3,6. Do đó, tốc độ phình to bảng cân đối kế toán của Fed giảm xuống.

Sử dụng phương trình của Fisher (GDP=MV) cũng có thể thấy tốc độ vòng quay tiền cũng hạn chế khả năng tăng tổng cung của Fed. Nếu M2 thực sự tăng, khi đó tốc độ quay tiền phải không đổi để GDP tăng tương xứng với M2. Trong khi các nghiên cứu đều lấy giả định tốc độ vòng quay không đổi thì thực tế tốc độ vòng quay này không hề ổn định (biểu đồ 3).

Điều này sở dĩ tốc độ quay tiền bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là loại hình hoạt động cho vay và đi vay nào. Vòng quay tiền chri tăng khi nhu cầu vay nợ tăng và tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, những năm qua, hầu hết hoạt động cho vay và đi vay ở Mỹ là cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, trong đó có nợ của chính phủ liên bang và vay của người tiêu dùng. Vay tiêu dùng không tạo ra thu nhập cũng như không tạo ra nguồn để hoàn trả do đó tốc độ quay tiền sụp đổ và hiện ở mức thấp nhất 6 thập kỷ.

Nguồn Econintersect/Dân Việt


Sự kiện