Fed đã thao túng thị trường hơn 1 thập kỷ qua như thế nào?
Ngoài ra, Fed cũng duy trì chương trình hoán đổi trái phiếu ngắn hạn sang dài hạn (Operation Twist), cụ thể Fed sẽ tăng lượng trái phiếu dài hạn lên 85 tỷ USD mỗi tháng.
Fed cũng gia hạn việc giữ nguyên lãi suất siêu thấp 0% đến 0,25% từ cuối năm 2014 đến giữa 2015.
Thông qua các chương trình nới lỏng định lượng, Fed muốn trực tiếp hướng nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán và các tài sản tài chính khác với kỳ vọng điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, thực tế, Fed đã đẩy giá các tài sản tăng trong hơn 1 thập kỷ qua.
Quy tắc Taylor (Taylor rule) ra đời năm 1993, lấy theo tên John Taylor, nhà kinh tế học tại đại học Stanford, dựa theo những khảo sát về ứng phó chính sách của Fed trước các tín hiệu thị trường.
Có thể hiểu đơn giản, quy tắc Taylor quy định ngân hàng trung ương nên thay đổi lãi suất danh nghĩa ra sao để đáp ứng các thay đổi của lạm phát, GDP hoặc các điều kiện kinh tế khác. Theo đó, quy tắc nói rằng nếu lạm phát tăng thêm 1% thì ngân hàng trung ương nên tăng lãi suất danh nghĩa thêm hơn 1%.
Khoảng giữa những năm 1987-1993 cho đến 1999 khi Alan Greenspan làm chủ tịch Fed, những động thái ứng phó về lãi suất của Fed tương đối sát với quy tắc Taylor (khoảng 69%).
Tuy nhiên, đến giai đoạn 2000-2008, tỷ lệ này giảm còn 35%, hay nói cách khác, quy tắc Taylor không còn là “chỉ dẫn” cho chính sách tiền tệ của Mỹ, và điều gì đã xảy ra?
Bong bóng công nghệ bùng vỡ, kinh tế Nhật Bản phải vật lộn với giảm phát và trì trệ, mối quan tâm của Fed cũng thay đổi.
Năm 2002, chủ tịch Fed Ben Bernake khi đó còn là thống đốc một chi nhánh khu vực của Fed đã phát biểu rằng can thiệp chính sách tiền tệ làm tăng giá tài sản có thể giúp kiềm chế giảm phát thông qua giảm chi phí nguồn vốn và cải thiện bảng cân đối kế toán.
Kể từ đó, Bernanke nhiều lần nhắc lại rằng, tác động giá tài sản là một biện pháp mang lại thành công trong điều hành chính sách. Ông nhấn mạnh, giá cổ phiếu đã tăng đáng kể kể từ khi Fed bắt đầu tái đầu tư vào các trái phiếu đáo hạn.
Sau khi Lehman Brothers sụp đổ năm 2008, các nhà đầu tư tổ chức đổ xô vào hay tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro do những biến động tâm lý về xu hướng chính sách của chính phủ Mỹ, đặc biệt là Fed.
Cũng kể từ năm 2000, Fed tạo ra rủi ro cho thị trường hay không đã trở nên dễ đoán định hơn, đến mức thị trường có thể tạo ra một quy tắc thậm chí chính xác hơn quy tắc Taylor những năm 1990.
Tháng 11/2008, Fed tung ra gói nới lỏng định lượng lần 1 (QE1), mua 1,25 nghìn tỷ USD trái phiếu bảo đảm bằng thế chấp và 500 tỷ trái phiếu chính phủ đến hết tháng 3/2010.
Tiếp tục đến tháng 10/2010, Fed tung QE2 mua 600 tỷ trái phiếu Kho bạc đến hết tháng 6/2011. Mới đây, Fed tếp tục công bố QE3 khi đà phục hồi kinh tế Mỹ chững lại.
Câu hỏi được đặt ra là liệu các chương trình của Fed sẽ tiếp tục tạo ra bong bóng trên nhiều thị trường khác nhau hay không.
Nguồn WSJ/Khampha