Chủ Nhật | 29/09/2013 08:01

Eurozone sẽ trở thành chiến trường tiền tệ tiếp theo?

Nếu chương trình nới lỏng định lượng của Fed châm ngòi cho một cuộc chiến tiền tệ, thì euro có thể sẽ là nguyên nhân của trận chiến tiếp theo.
Các nhà làm chính sách của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đang chuẩn bị tung ra một loạt kế sách để ghìm giá đồng euro, Jens Nordvig, giám đốc chiến lược ngoại hối toàn cầu của Normura và tác giả cuốn sách “The Fall of the Euro” (Sự xụp đổ đồng euro) nhận định.

Năm 2010 cụm từ “chiến tranh tiền tệ” của bộ trưởng tài chính Brazil, ông Guido Mantega đã được phổ quát hóa sau khi các nước phát triển như Mỹ và eurozone thực hiện phương pháp nới lỏng định lượng, đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách làm yếu đồng tiền, từ đó đẩy mạnh đồng tiền của các thị trường mới nổi.

Một ví dụ về “cuộc chiến tiền tệ” như sau: 12 nghìn đồng rupiah của Indonesia có giá quy đổi bằng 1 USD trước khi Fed giới thiệu giai đoạn nới lỏng định lượng đầu tiên vào tháng 12 năm 2008. Giá đồng rupiah tăng mạnh so với đô la Mỹ (1 USD = 8.500 rupiah) giữa năm 2011, và sau đó đã bị yếu đi (1 USD = 11.500 rupiah) kể từ khi rộ lên những tin đồn về việc cắt giảm lượng mua trái phiếu của Fed.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cao và kinh tế tăng trưởng chậm trong eurozone, đồng tiền chung đã mạnh lên so với mức trung bình trong lịch sử, do đó càng làm chậm đi sự phát triển của khu vực, theo nhận định của Nordvig.

Giám đốc chiến lược ngoại hối Nomura bổ sung: “Mọi người đang lo lắng ECB sẽ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ cho dù các điều kiện kinh tế cơ bản không cho phép. ECB cần phải thay đổi cách ấn định chức năng và hiệu quả đồng euro”. Ông Nordvig cũng không quên nhắc đến hiệp ước Maastricht, nguồn gốc dẫn đến đồng tiền chung và là kim chỉ nam cho nền kinh tế Đức. “Ấn định đồng giá euro mềm hơn sẽ là chính sách phù hợp với toàn khu vực”.

Năm tới ECB có thể sẽ bắt buộc phải thực hiện những bước đi khác, như đưa ra các chính sách mang tính thuyết phục hơn và hạ mức lãi suất. Từ kết quả nghiên cứu, Barclays dự báo ECB sẽ đưa ra chính sách “hoạt động tái cấp vốn dài kỳ” (VLTRO) ở quý thứ 4. Việc cắt giảm lãi suất là điều không thể, ngân hàng Anh bổ sung.

Ngân hàng Credit Agricole cũng đưa ra dự báo một kế hoạch “hoạt động tái cấp vốn dài kỳ” khác, khiến giá euro tăng lên.

Dòng tiền mạnh chạy vào chứng khoán châu Âu với hơn 200 tỷ USD từ đầu năm nay vẫn giữ cho đồng tiền mạnh. Khi nói đồng euro mạnh, không có nhiều điều để bàn cãi mặc dù hướng đi của đồng tiền có thể thay đổi một khi các chỉ số kinh tế ngừng tăng.

Nguồn CNBC/Dân Việt


Sự kiện