Euro giảm với USD sau thông tin ECB chờ phán quyết của Đức
Tuy nhiên euro vẫn tăng 0,8% trong tuần, nhiều nhất và bằng với franc Thụy Sĩ cùng krone Na Uy trong số 10 đồng tiền các nước phát triển thuộc chỉ số Bloomberg Correlation-Weighted Index. USD giảm 0,8% và yên tăng 0,4% trong tuần. Đô la Canada là đồng tiền giảm nhiều nhất trong tuần, giảm 1,2%.
Đồng tiền chung châu Âu chấm dứt chuỗi tăng 4 ngày với với USD sau khi 2 quan chức ngân hàng trung ương cho biết chủ tịch ECB Mario Draghi có thể chờ Toàn án hiến pháp Đức thông qua tính hợp pháp của quỹ cứu trợ thường trực của châu Âu trước khi công bố đầy đủ chi tiết kế hoạch mua trái phiếu chính phủ. Phán quyết của tòa án Đức công bố ngày 12/9. Do vậy, bài phát biểu trong cuộc họp báo 6/9 của ông Draghi có thể khiến thị trường thất vọng.
USD giảm đà tăng sau khi chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke cho rằng Fed có "khả năng kích thích nhiều hơn" trong một bức thư bảo vệ giải pháp kích thích tiền tệ, làm tăng khả năng USD mất giá.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố muốn Hy Lạp ở lại khối đồng tiền chung châu Âu và Đức sẵn sàng giúp chính phủ Hy Lạp nếu nước này thực hiện các bước cần thiết giải quyết các vấn đề kinh tế của mình.
Tiền tệ châu Á cũng tăng trong tuần nhờ các hy vọng kích thích của các ngân hàng trung ương toàn cầu. Chỉ số đo lường giá trị các tiền tệ châu Á Bloomberg-JPMorgan Asia Dollar Index tăng 0,2% trong tuần lên 115,39 tại Hong Kong, mức tăng tuần nhiều nhất từ 3/8.
Kể từ ngày 17/8, ringgit tăng 1% lên 3,1018 ringgit.USD, baht Thái Lan tăng 0,9% lên 31,24 baht/USD, peso Philippine tăng 0,6% lên 42,167 peso/USD và rupee Ấn Độ tăng 0,5% lên 55,4950 rupee/USD.
Nguồn Bloomberg/Khampha