Thứ Hai | 20/10/2014 16:32

Euro giảm giá, Eurozone mắc kẹt với giảm phát

Thật đáng tiếc cho các nhà hoạch định chính sách tại Eurozone khi kế hoạch cứu nền kinh tế thoát khỏi giảm phát đã thất bại.
Gói chính sách lịch sử mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa tung ra hồi tháng 6 dường như vô tác dụng khi càng khiến euro giảm mạnh hơn. Cụ thể, euro giảm 8,4% so với USD tính đến thời điểm hiện tại của năm 2014. Trên thực tế, euro suy yếu sẽ giảm bớt lực lên ECB trong cuộc chiến chống lại giảm phát.

Tuy nhiên ngay khi các nhà hoạch định chính sách tưởng rằng, lạm phát sẽ nhanh chóng chạm mục tiêu 2% nhờ euro giảm giá thì ECB lại phải đối mặt với rào cản mới - giá dầu giảm. Động lực thúc đẩy lạm phát tại khu vực đồng euro dần biến mất khi dầu bắt đầu xuống giá.

Tính đến thời điểm hiện tại của tháng 10, giá dầu Brent đã giảm 9% nếu tính theo euro. Đây là lý do chính khiến lạm phát của Eurozone xuống còn 0,3% trong tháng 9 - ghi nhận mức thấp nhất 5 năm.

Nếu euro giảm xuống 1,4 USD, lạm phát của khu vực đồng euro có thể sẽ về 0, theo nhận định của chuyên gia kinh tế Marco Valli tại ngân hàng UniCredit.

Tất nhiên, đối với các doanh nghiệp, euro suy yếu vẫn là một tin tức đáng mừng bởi xét trên lý thuyết, euro suy yếu sẽ giúp nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các hãng xuất khẩu, làm ăn thuận lợi hơn, qua đó thúc đẩy hoạt động đầu tư, tuyển dụng và tiêu dùng.

Tương tự, những nước có giá trị xuất khẩu chiếm phần nhiều trong GDP cũng sẽ hưởng lợi lớn. Tập đoàn tài chính Nomura ước tính, GDP của Đức sẽ tăng thêm 0,43 điểm %, GDP của Italia cũng sẽ tăng xấp xỉ con số của Đức trong khi GDP của Pháp tăng thêm 0,2 điểm % khi tỷ giá euro giảm 10%.

Nguồn Theo DVO/ Financial Times


Sự kiện