Thứ Ba | 29/10/2013 14:45

Eugene Fama, Nobel kinh tế 2013 giải thích về dự báo thị trường và giả thuyết thị trường hiệu quả của mình

GS Eugene Fama, đại học Chicago đoạt giải Nobel Kinh tế 2013 nhờ lý thuyết về khả năng dự báo thị trường, trò chuyện về chủ đề dự báo thị trường.
Eugene Fama, giải Nobel Kinh tế năm 2013.
Eugene Fama, giải Nobel Kinh tế năm 2013.

Giáo sư Eugene F. Fama, 74 tuổi, là một trong những người nhận giải thưởng Nobel năm nay trong lĩnh vực kinh tế, cùng với Lars Peter Hansen, giáo sư Đại học Chicago, và Robert J. Shiller, giáo sư đại học Yale.

Giáo sư Fama, một cựu sinh viên của Milton Friedman, Đại học Chicago đoạt giải Nobel, thường được biết đến như là cha đẻ của lý thuyết thị trường hiệu quả. Nhưng một số ý kiến của ông đã gây ra nhiều ra tranh cãi. Ông đã bị giáo sư Shiller chỉ trích vì đã hạ thấp vai trò của tâm lý và cảm xúc của nhà đầu tư trên thị trường tài chính.

Giáo sư Fama không đề cập trực tiếp tới chính trị, khi nói rằng các quan điểm theo "chủ nghĩa tự do cực đoan" của ông là không đại diện cho một lợi ích chính trị nào, ông không dè dặt khi được hỏi về điều này.

Ông có thể giải thích kỹ hơn về công trình nghiên cứu và quan điểm của ông cho mọi người hiểu? Bắt đầu với lý thuyết thị trường hiệu quả - hoặc giả thuyết theo cách nói của ông. Định nghĩa của nó là gì?

Khái niệm chung khá dễ hiểu. Giá cả phản ánh tất cả các thông tin thị trường có sẵn. Phần khó khăn chính là việc kiểm tra giả thuyết, tuy vậy bản thân giả thuyết đó là khá đơn giản.

Nói như vậy thì giả thuyết này có vẻ như là một cái nhìn sâu hơn về vấn đề mà mọi người đã biết. Nhưng liệu đây thực sự có phải là một giả thuyết mới?

Bạn nói đúng, tôi không phát minh ra ý tưởng. Chắc chắn là không . Tôi chỉ là người đặt ra thuật ngữ "thị trường hiệu quả" và "tính hiệu quả của thị trường." Bạn có thể tìm thấy các thuật ngữ này trong một bài báo tôi đã viết vào năm 1965. Nhưng đó chỉ là bài báo thôi.

Điều thực sự quan trọng hơn là tôi đã chỉ ra rằng chúng ta không thể kiểm tra giả thuyết mà không thể không xây dựng được một "mô hình thị trường cân bằng"

Điều đó có nghĩa là gì?

Đơn giản chỉ là chúng ta cần biết thị trường phải làm gì để định giá. Cụ thể phải biết làm thể nào để đo lường được mức độ rủi ro. Tiếp đó, phải thấy các mối quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng trên tài sản và rủi ro của tài sản đó. Đây là vấn đề tổng hợp mà tôi gọi là "vấn đề giả thuyết chung." Phải kiểm tra các yếu tố này cùng một lúc. Việc kiểm tra này đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật.

Ý tưởng cho rằng giá cả thị trường trong khoảng thời gian ngắn là không thể đoán được. Một số phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rất khó có thể dự đoán được toàn bộ thị trường chứng khoán, đây là luận điểm ủng hộ các quỹ đầu tư chi phí thấp ngược lại với quản trị năng động. Như vậy có đúng không?

Đúng, chính vậy.

Tuy vậy nghiên cứu của ông không đề cập nhiều đến vấn đề này. Khi nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, chúng ta sẽ thấy thị trường phức tạp hơn những gì mình nghĩ trước đó. Chúng ta nhìn vào lợi tức trái phiếu, và cho rằng có thể dự đoán được chỉ số này, phải không?

Đúng ! Shiller và tôi và rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề này đã thấy hiện tượng tương tự xảy ra với giá cổ phiếu.

Ông đã tìm thấy một số yếu tố có thể giúp dự đoán giá cổ phiếu về mặt dài hạn?

Đúng vậy, ví dụ như là như là tỷ lệ cổ tức trên giá cổ phiếu. Khi tỷ lệ này cao, lãi cổ phiếu dự kiến có xu hướng cao, và khi nó thấp, lợi nhuận kỳ vọng có xu hướng giảm.

Sau đó, trong bài nghiên cứu của Ken French [một nhà kinh tế ở Dartmouth] và tôi, với cả trái phiếu và cổ phiếu , có một số biến có ảnh hưởng đến giá cả, tất cả biến này đều liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh doanh. Chúng tôi đi đến kết luận, điều này cho chúng ta biết rằng sự dao động của lợi nhuận kỳ vọng là hợp lý.

Richard Thaler, bạn của ông tại Đại học Chicago, và Bob Shiller, người đoạt giải Nobel cùng với ông, lại có quan điểm khác?

Cho rằng họ có ý kiến khác với tôi là chưa chính xác! Xu hướng dao động của lợi nhuận kỳ vọng - nếu nó có liên quan đến điều kiện kinh doanh - thì sự liên quan này có thể không lý giải được.

Vì vậy, theo ông điều này hợp lý hay hay chưa hợp lý?

Khi đó, chúng ta không thể tìm ra sự khác biệt giữa hành vi và những giải thích hợp lý .

Nghiên cứu của Shiller và Thaler về những hành vi tài chính giúp giải thích rất nhiều điều bất thường. Theo ông, đâu là sự khác biệt giữa hai quan điểm?

Theo tôi, cả tôi và Shiller hoặc Thaler về cơ bản đều đồng ý với quan điểm cho rằng - có sự dao động trong lợi nhuận kỳ vọng, giúp chúng ta có thể đưa ra một số dự đoán về lợi nhuận. Điểm bất đồng giữa chúng tôi là cách đánh giá hiện tượng này hợp lý hay không hợp lý. Và không có bất kỳ bằng chứng sẵn có nào cho phép giải thích hiện tượng đó một cách thuyết phục. Những nghiên cứu của Shiller và tôi đã làm sáng tỏ hành vi lợi nhuận. Cách diễn giải điều đó đã mở ra nhiều tranh luận.

Tôi nghĩ rằng tất cả các quan điểm đều cần phải được công bố đầy đủ, và đó cũng là lý do tại sao tôi rất vui mừng khi được nhận chung giải thưởng với Shiller .
Một sự tóm tắt tuyệt vời.

Tuy nhiên, tất cả các mô hình định giá tài sản vốn đều dựa trên khái niệm về hiệu quả của thị trường. Đây lại là một câu chuyện khác.

Tôi đã dành 40 năm để tiến hành thử nghiệm những mô hình này. Và kết quả của phần lớn các thử nghiệm hay còn được gọi là mô hình ba yếu tố Fama- French. Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu học thuật và cả trong thực tế kinh doanh. Tôi cho rằng cơ sở lý thuyết của mô hình này là không vững chắc. Về cơ bản, chúng tôi phát hiện ra những xu hướng lợi nhuận này và mục đích của chúng tôi là cố gắng giải thích chúng.
Không giống như Shiller, ông cho rằng có một cơ sở hợp lý cho mọi hành vi chứng khoán. Theo ông ba yếu tố đó là gì?

Sự phân bổ lợi nhuận của thị trường được thể hiện qua lãi suất tín phiếu kho bạc là một trong ba yếu tố. Thứ hai là yếu tố chứng khoán nhỏ (small-stock factor) - sự khác biệt trong lợi nhuận của các cổ phiếu nhỏ và cổ phiếu lớn . Các yếu tố gia tăng giá trị, là sự khác biệt giữa danh mục đầu tư đa dạng các cổ phiếu có giá trị thấp hơn chỉ tiêu phân tích cơ bản (value stock) so với cổ phiếu tăng trưởng .

Nghiên cứu của ông đã đóng một vai quan trọng trong việc công ty tư vấn Dimensional Fund Advisors trở thành công ty quản lý tài sản lớn. Có phải ông tham gia công ty này từ khi mới thành lập?

Tôi đã là thành viên ban quản trị từ những ngày đầu thành lập công ty, và nghiên cứu của tôi được áp dụng vào rất nhiều sản phẩm.

Chuyển sang một số vấn đề gây tranh cãi khác. Bob Shiller đã được hội đồng Nobel trao giải với công trinh nghiên cứu về bong bóng tài sản. Theo ông những nguyên nhân nào gây ra cuộc khủng hoảng tài chính - bong bóng tài sản, hay bong bóng bất động sản - Ông sẽ cho tôi biết ông thậm chí không biết bong bóng là gì? Có đúng vậy không?

[cười] Đúng vậy! Hoàn toàn đúng!
Đã bao giờ ông trình bày tại Quốc hội hoặc tư vấn về chính sách cho các chính trị gia?

Không, tôi là người rất khó đoán trước. Tôi không đưa ra lời khuyên như thế. Tôi không tin rằng mọi người đều tin những lời tôi nói

Tại sao vậy?

Vâng, tôi là người theo chủ nghĩa tự do cực đoan, nhưng tôi nhận thấy chúng ta đang sống trong một nền dân chủ mà mọi người có thể có quan điểm của riêng mình và không có lý do gì để tranh luận về điều này.

Ông là một người đoạt giải Nobel và mọi người đang tò mò về quan điểm của ông. Ví dụ, bất cứ khi nào chúng tôi nói chuyện với ông cũng cảm thấy như được đọc lại cuốn "Đường về nô lệ" của Friedrich Hayek. Đối với ông, đây là một cuốn sách quan trọng phải không?

Đúng vậy, đó là một cuốn sách tuyệt vời. Tất nhiên, đó là một triết lý, không phải thực nghiệm. Hiểu một cách rộng hơn những gì Hayek nói là nếu chúng ta để cho chính phủ kiểm soát các hoạt động kinh tế thì có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ tự do, và tôi nghĩ rằng đó là một quan điểm mà Milton Friedman đã giữ trong suốt cuộc đời mình.

Tôi cho rằng quan điểm của tôi gần với Milton hơn bất kỳ ai. Và Milton cũng là một con người nhiệt thành theo chủ nghĩa tự do.

Ông có đồng ý với những nguyên lý cơ bản của John Maynard Keynes, mà theo đó chính phủ cần phải chi tiêu nhiều hơn khắc phục những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế?

Tôi không nghĩ rằng có nhiều bằng chứng trong thực tế ủng hộ quan điểm này của những người theo trường phái Keynes về việc chi tiêu của chính phủ.

Mặc dù ủng hộ giảm bớt vai trò điều hành kinh tế của chính phủ, Hayek vẫn tin vào mạng lưới an sinh xã hội . Có đúng vậy không?

Đúng, ông ấy đã tin như vậy, và tôi có quan điểm tương tự. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần an sinh xã hội, và đại loại như vậy.

Và, tất nhiên, mọi người không hoàn toàn hiểu đầu tư là mạo hiểm tới mức nào. Đó là một trở ngại rất lớn cần phải vượt qua. Chúng ta không thực sự biết liệu thị trường chứng khoán có thể tạo ra lợi nhuận trong tương lai như mọi người mong đợi hay không. Theo số liệu thống kê, chúng ta không thể chắc chắn rằng điều đó sẽ xảy ra. Đó mới là rủi ro thực sự.

Ông có tin vào các quy định tài chính hay không?

Tất nhiên, tôi tin vào một số quy định. Chúng ta cần một sân chơi bình đẳng mà đôi khi chính phủ phải can thiệp. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đã đi quá xa với đạo luật Dodd-Frank .

Trong cuộc khủng hoảng tài chính, ông có nghĩ rằng chính phủ nên giải cứu các ngân hàng lớn?

Tôi không nghĩ vậy. Nếu có thể thì tôi đã ủng hộ việc quốc hữu hóa các ngân hàng chứ không bảo lãnh.

Thật vậy chứ? Đó không phải là không được tự do lắm hay sao?

Đúng vậy, chúng ta đang nói về các giải pháp thực tế thay thế. Thật khó tin rằng trong một cuộc khủng hoảng tài chính như vậy, chính phủ lại không làm gì cả. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Chính phủ sẽ được yêu phải làm một điều gì đó để giải quyết khủng hoảng. Vì vậy, chúng ta có hai sự lựa chọn. Quốc hữu hóa hoặc hoặc giải cứu các ngân hàng. Việc giải cứu hoàn toàn không khuyến khích các ngân hàng; điều này chỉ khiến các ngân hàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn bởi vì chúng sẽ được cứu trợ. Vì vậy tôi muốn quốc hữu hóa các ngân hàng, tái cơ cấu và sau đó tiến hành tư nhân hóa.
Có phải vì vậy mà ông ủng hộ quan điểm chính phủ không nên can thiệp?

Tôi cho rằng đó có thể là một trải nghiệm thú vị. Nhưng điều mà mọi người tranh luận là điều này sẽ có tác động tiêu cực và làm nảy sinh các vấn đề khó khăn lâu dài. Chúng tôi không biết rằng điều đó đúng hay không, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là lý thuyết bởi vì nó không phải là một thử nghiệm có thể thực hiện mãi được.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện