Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, Đức và Liên minh châu Âu đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận về các ưu tiên trong tương lai cho quan hệ Trung Quốc - EU. Ảnh: Tân Hoa Xã.
EU và Trung Quốc sẵn sàng cho hiệp ước đầu tư
Theo Financial Times, EU và Trung Quốc đang tiến dần tới một thỏa thuận đầu tư kinh doanh vốn được mong đợi từ lâu, khi Brussels tìm cách san bằng sân chơi cho các công ty châu Âu hoạt động tại thị trường Trung Quốc.
Brussels đang tìm cách san bằng sân chơi cho các công ty châu Âu hoạt động tại thị trường Trung Quốc. Ảnh: AFP. |
Trong cuộc gặp với các đại sứ quốc gia tại Brussels hôm 28.12, Ủy ban châu Âu đã báo cáo tiến độ đàm phán với Bắc Kinh, bao gồm cả vấn đề cốt lõi là quyền của người lao động ở Trung Quốc. Theo các nhà ngoại giao EU, hiện không có thông báo chính thức nào phản đối về thỏa thuận dự kiến sẽ đạt được trong tuần này.
Một nhà ngoại giao EU cho biết: “Ủy ban đã báo cáo về những tiến triển tích cực gần đây trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc, bao gồm cả các tiêu chuẩn lao động. Các đại sứ hoan nghênh tiến triển mới nhất trong các cuộc đàm phán giữa EU và Trung Quốc”.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu kết luận rằng, "Không có phái đoàn nào đưa ra dấu hiệu dừng lại. Do đó, con đường cho sự tán thành chính trị đã được thông suốt”.
EU vốn đang chạy đua để đáp ứng thời hạn cuối năm cho thỏa thuận. Theo đó, họ đã coi các cuộc đàm phán là một phần cốt lõi trong chiến lược quản lý mối quan hệ thương mại ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, vốn được coi là "đối thủ cạnh tranh kinh tế" và "đối thủ hệ thống".
Hiệp ước được thiết kế để loại bỏ các rào cản đối với đầu tư vào Trung Quốc như các yêu cầu liên doanh và giới hạn vốn nước ngoài trong một số ngành nhất định. Các lĩnh vực được đề cập bao gồm sản xuất, dịch vụ tài chính, bất động sản, dịch vụ môi trường, xây dựng và các dịch vụ phụ trợ để hỗ trợ vận tải biển và hàng không.
Các nhân viên trên một dây chuyền sản xuất tại nhà máy sản xuất bàn chải đánh răng Shuguang ở Dương Châu, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg. |
Đối với Trung Quốc, thỏa thuận được thiết lập để khóa các quyền tiếp cận thị trường hiện có trong khi cung cấp một số khả năng đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, thỏa thuận trên có thể sẽ gây ra xích mích với chính quyền sắp tới của tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. Chính quyền mới của Mỹ sẽ “hoan nghênh các cuộc tham vấn sớm với các đối tác châu Âu về những lo ngại chung của Mỹ về các hoạt động kinh tế của Trung Quốc”.
Thỏa thuận sẽ diễn ra chưa đầy một tháng sau khi EU công bố chiến lược xuyên Đại Tây Dương, trong đó kêu gọi Mỹ làm việc với họ để đáp ứng “thách thức chiến lược” do Trung Quốc đặt ra.
Các quan chức EU cho rằng: Thỏa thuận giữa EU và Trung Quốc sẽ san bằng sân chơi với Mỹ, vốn đã đảm bảo một số lợi ích tương tự thông qua thỏa thuận thương mại "Giai đoạn I" với Trung Quốc.
Việc EU thúc đẩy Trung Quốc đăng ký các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ người lao động là điểm mấu chốt chính trong quá trình kết thúc đàm phán.
Pháp đã đi đầu trong việc các chính phủ quốc gia cảnh báo rằng EU sẽ không thực hiện thỏa thuận trừ khi Bắc Kinh cam kết phê chuẩn bốn công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Các quan chức Brussels cho biết thỏa thuận trên phải được Hội đồng EU thông qua và quốc hội châu Âu phê chuẩn. Quá trình này có thể kéo dài cho đến nửa cuối năm 2021.
Thỏa thuận quan trọng này vốn đã được đàm phán từ năm 2014 và 2 bên đã nhất trí vào năm ngoái sẽ ký kết vào cuối năm 2020. Đức sẽ quốc gia hưởng lợi ích doanh nghiệp đáng kể ở Trung Quốc. Vì vậy, với vai trò là nước giữ chức chủ tịch luân phiên của EU, Đức có lẽ sẽ cố gắng thúc đẩy thỏa thuận.
Có thể bạn quan tâm:
► Châu Âu bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 khi biến thể đột biến mới lây lan