Thứ Ba | 22/04/2014 09:11

EU có thể lập liên minh năng lượng, giảm phụ thuộc vào Nga

Thủ tướng Ba Lan kêu gọi thành lập liên minh năng lượng thống nhất giống liên minh ngân hàng để tránh dựa dẫm vào Nga.

EU phải thành lập liên minh năng lượng để đảm bảo nguồn cungkhí đốt vì dựa dẫm vào năng lượng Nga khiến châu Âu yếu đi, theo thủ tướng BaLan Donal Tusk viết trong bài đăng tạp chí Financial Times.

“Bất kể tình hình đối đầu ở Ukraine diễn biến thế nào, một bàihọc đã rõ: quá dựa vào năng lượng Nga khiến châu Âu yếu đi,” theo bài viết.

Ông nhận xét là EU đang tạo ra một liên minh ngân hàng, vớimột tổ chức quản lý, một cơ chế giải quyết và nguồn kinh phí chung để xử lý cácngân hàng yếu kém.

EU đã chung nhau mua uranium cho các lò điện hạt nhân. Lốitiếp cận với khí đốt Nga cũng nên như vậy, theo ông Donal Tusk. “Vì vậy tôi đềnghị liên minh năng lượng. Nó sẽ đưa Cộng đồng châu Âu trở lại cội rễ vốn có,” ôngnói.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.

Cơ chế liên minh nănglượng

Liên minh đó dựa vào nhiều yếu tố, ông Tusk nói. Đầu tiên sẽlà sự hình thành một tổ chức châu Âu thống nhất mua khí đốt cho cả khối 28 nước.

Yếu tố thứ hai là nếu một hoặc nhiều nước EU bị đe dọa cắt đứtnguồn cung khí đốt các nước khác sẽ giúp họ bằng “các cơ chế thống nhất”.

Yếu tố thứ ba là EU sẽ giúp tài trợ thậm chí lên tới 75% giátrị các dự án trữ khí đốt và đường ống vận chuyển ở các quốc gia hiện đang dựavào khí đốt Nga bán qua Gazprom. “Ngày nay ít nhất 10 thành viên EU đang dựa vàomột nhà cung cấp khí đốt Gazprom cho hơn nửa nhu cầu của họ. Vài nước dựa hòantòan vào nguồn này.”

Yếu tố thứ tư sẽ là sử dụng đầy đủ các nguồn nhiên liệu hóathạch đã có gồm than đá và khí đá phiến (shale gas). “Không quốc gia nào bị bắtbuộc phải khai thác tài nguyên này nhưng không nên chặn họ làm vậy, miễn là thựchiện theo khuôn khổ bền vững.” Ông Tusk vẫn đang thúc đẩy mạnh việc sử dụng than: "ở Ba Lan, than đồng nghĩa với an ninh năng lượng."

Biểu tình chống sử dụng than ở bên ngòai Bộ Năng lượng Ba Lan
Biểu tình chống sử dụng than ở bên ngòai Bộ Kinh tế Ba Lan.

Yếu tố thứ năm là ký thỏa thuận mua khí đốt từ các nhà xuấtkhẩu bên ngoài châu Âu như Mỹ hoặc Australia. Nó có thể được chuyển tới châu Âubằng tàu biển dưới dạng khí hóa lỏng, theo thủ tướng Ba Lan.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã đồng ý hồi tháng ba để tăng tốctìm kiếm nguồn cung năng lượng đối phó với việc Moscow sáp nhập Crimea. Họ đã yêucầu Ủy ban Châu Âu lập ra các đề nghị chi tiết để thực hiện điều đó, sẽ đệ trìnhvào tháng sáu.

Thị trường nhập khẩunăng lượng

EU đã tiến bộ nhiều trong phương diện cải thiện an ninh nănglượng từ hai cuộc khủng hoảng khí đốt 2006 và 2009 khi tranh cãi về nợ tiền khíđốt giữa Kiev và Matxcơva dẫn tới gián đoạn nguồn cung cho châu Âu. Tuy vậy, tới nay sự dựa dẫm của EU vào nguồndầu khí nhập khẩu, đặc biệt là từ Nga đã tăng chứ không giảm.

Văn phòng Thống kê EU (Eurostat) đưa ra chỉ số dựa dẫm năng lượngcho thấy mức EU dựa vào nguồn nhập khẩu đã tăng lên 65,8% năm 2012 từ mức 63,4%ở 2009.

Thị phần của khí đốt Nga đã chiếm 30% từ mức 22% năm 2010. Dầunhập từ Nga đã chiếm 35% nhu cầu EU.

Nguồn Theo DVO, GAFIN và Reuters


Sự kiện