Chủ Nhật | 07/07/2013 22:43

ECB không thể giải quyết khủng hoảng eurozone

Thống ngân hàng Trung ương Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu cho rằng các chính sách tiền tệ không thể giải quyết khủng hoảng tại khu vực.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không thể giải quyết khủng hoảng khu vực đồng euro (eurozone), Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Jens Weidmann phát biểu với các chuyên gia kinh tế hôm nay, gây sức ép lên các chính phủ trong khối phải cải thiện nền kinh tế nước mình và thắt chặt các quy định tài chính.

Ông Weidmann phát biểu tại hội thảo dành cho các nhà kinh tế tại Aix-en-Provence, miền Nam nước Pháp, chỉ 3 ngày sau khi ECB phá vỡ tiền lệ bằng tuyên bố dự định giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục trong một thời gian dài và có thể chưa cắt giảm thêm.

"Chính sách tiền tệ đã làm rất nhiều việc để thích nghi với hậu quả kinh tế của khủng hoảng, nhưng nó không thể giải quyết được khủng hoảng", ông Weidmann nói. "Đây là sự đồng thuận của Hội đồng điều hành. Khủng hoảng đã phơi bày ra những hạn chế về cấu trúc. Như vậy, chúng đòi hỏi phải có các giải pháp cấu trúc".

Trong khi không thấy cần sự hỗ trợ đầy đủ cho các chính phủ trong eurozone để từ bỏ chủ quyền với những vấn đề tài chính nhằm tạo ra một liên minh tài chính ngăn những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lại, ông Weidmann gây sức ép họ đưa ra các quy định tài khóa của châu Âu chặt chẽ.

"Để phát huy đầy đủ tiềm năng của đồng tiền chung, cần có nỗ lực trên 2 mặt trận: cải cách cơ cấu cũng như bãi bỏ sự bảo lãnh hoàn toàn tuyệt đối cho các ngân hàng và trái phiếu chính phủ", ông Weidmann nói.

"Ngoài các quy định mạnh mẽ hơn, chúng ta cần đảm bảo rằng trong một hệ thống kiểm soát quốc gia và trách nhiệm quốc gia, vỡ nợ công là có thể mà không kéo đỏ cả hệ thống tài chính. Chỉ như thế chúng ta mới thực sự có được sự đảm bảo hoàn toàn tuyệt đối cho nợ công".

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức cũng kêu gọi các chính phủ eurozone cắt bỏ những gì mà ông miêu tả là "những mối liên kết quá chặt chẽ" giữa các ngân hàng và trái phiếu chính phủ, cho rằng các ngân hàng châu Âu đang nắm quá nhiều trái phiếu chính phủ.

Để chống lại tình trạng đầu tư quá lớn vào trái phiếu chính phủ, ông Weidman tin rằng các quy định về vốn cần phải thay đổi để tính tới các mức độ rủi ro liên quan.

Ông Weidmann được nhiều người công nhận là thành viên "hiếu chiến" nhất của Hội đồng điều hành 23 thành viên của ECB, ông không muốn ngân hàng can thiệp quá mạnh mẽ vào việc giải quyết khủng hoảng kinh tế của eurozone, do đó cho phép các chính phủ thực hiện cải cách dễ dàng.

Phát biểu đưa ra một ngày sau khi hai nhà hoạch định chính sách tại ECB là Christian Noyer và Benoit Coeure cho biết quyết định của ngân hàng đi ngược lại quan điểm thông thường của nó, rằng nó không bao giờ cam kết trước về chính sách trước công chúng, nhưng có nghĩa là nó không thay đổi chiến lược đang dựa trên điều chỉnh lạm phát, kinh tế thực và phát triển tiền tệ của mình.

"Eurozone đang hồi phục, nó phải được yên bình, bảo vệ và được để chữa lành vết thương", ông Coeure phát biểu trong cùng hội thảo hôm nay để giải thích quyết định của ECB.

Quan chức kinh tế hàng đầu EU, Oilli Rehn, hoan nghênh động thái của ECB, cho rằng đây là bước đi nhằm phản ứng với sự hỗn loạn do kế hoạch giảm kích thích tiền tệ của Mỹ gây ra, cần thiết để bảo vệ sự hồi phục của châu Âu.

Nguồn Dân Việt/Reuters


Sự kiện