ECB đã hết biện pháp phục hồi kinh tế?
Theo ông Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế tại ING, "Việc giảm nợ trong cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để giảm bớt áp lực giảm phát"
Cùng với việc giảm lãi suất cơ bản xuống còn 0,25%, ECB cũng giảm lãi suất chiết khấu khẩn cấp xuống còn 0,5% từ mức 0,75%. ECB vẫn giữ nguyên lãi suất tiền gửi ở mức 0%.
Ngân hàng Trung ương châu Âu quyết định giữ mức lãi suất cơ bản tới tận giữa năm 2015. Chính sách này của ECB giúp cho các ngân hàng trong khu vực eurozone có thể yên tâm trước khi ECB tiến hành đánh giá chất lượng tài sản ngân hàng và kiểm tra mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng trong năm tới.
Chủ tịch ngân hàng Trung ương châu Âu Draghi cho biết ECB đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt kỹ thuật để đối phó với tình huống lãi suất huy động âm và lạm phát gần bằng 0. Điều này sẽ không có lợi cho các ngân hàng thương mại vì họ sẽ phải mất phí nếu gửi tiền tại ngân hàng trung ương, do đó dòng tiền sẽ đổ vào nền kinh tế.
ECB đồng thời cũng nhấn mạnh vào chương trình tái cấp vốn dài hạn (LTRO) - giúp tăng khả năng thanh khoản cho các ngân hàng thuộc khu vực eurozone.
Ông Draghi thậm chí còn cho biết tỷ lệ lãi suất tái cấp vốn áp dụng với các các ngân hàng trong khu vực eurozone vẫn chưa giảm xuống 0%. "Chúng tôi còn có nhiều biện pháp nữa trước khi tỷ lệ lãi suất giảm sâu thêm"
Jens Nordvig, chuyên gia kinh tế của Nomura, cho rằng những gì ông Draghi nói có nghĩa là ECB có nhiều biện pháp hơn là chúng ta nghĩ. Ông cũng cho biết, việc cắt giảm lãi suất là dấu hiệu tốt cho thấy ECB đã sẵn sàng áp dụng các biện pháp để đối phó với lạm phát.
Frederik Ducrozet, chuyên gia kinh tế tại Credit Agricole, cho biết lãi suất cho vay ưu đãi dài hạn (RTLO) nhiều khả năng sẽ là công cụ được ECB sử dụng nhiều nhất.
Nguồn Dân Việt/CNBC