ECB cảnh giác trước nguy cơ giảm phát trong Eurozone
Phát biểu tại diễn đàn ngân hàng do ECB tổ chức ở Bồ Đào Nha, ông Draghi cho rằng thời kỳ lạm phátthấp trong eurozone có thể kéo dài nhưng sẽ từng bước trở lại sát mức 2,0% Tổng sản phẩm nội khối(GDP). Ông cũng nhấn mạnh trách nhiệm của ECB là cảnh giác để sẵn sàng hành động nếu kịch bản nàyxảy ra.
Theo ông Draghi, ECB cần đặc biệt thận trọng trước nguy cơ tiếp diễn vòng xoáy tiêu cực giữa lạmphát thấp, những dự báo lạm phát tiếp tục trượt dốc và tín dụng, đặc biệt ở những nước chịu sức épvề tài chính.
Lạm phát ở 18 nước sử dụng đồng euro, hiện vẫn thấp hơn mục tiêu mà ECB đặt ra là dưới 2%, trongtháng Tư vừa qua chỉ tăng đôi chút lên 0,7%.
Theo dự báo của ECB, lạm phát trong khu vực này sẽ lên đến 1,6% vào năm 2016 mặc dù nhà kinh tếhàng đầu ECB Peter Praet mới đây cho biết từ đầu năm đến nay lạm phát trong khu vực có xu hướngthấp hơn dự báo, và sẽ vẫn ở dưới mức trần 2% trong vài năm tới.
Lạm phát thấp đang khiến ECB chịu áp lực phải cân nhắc các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung,bởi lạm phát thấp làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc. Các nhà phân tích cũnglo ngại tình trạng lạm phát giảm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ giảm phát trong khu vực.
Trước đó, Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Vitor Constancio từng tuyên bố ECB sẽquyết tâm hành động nhanh chóng nếu cần thiết và không loại trừ khả năng tiếp tục nới lỏng chínhsách tiền tệ để ngăn chặn tình trạng trì trệ kéo dài, lạm phát thấp trong khu vực Eurozone.
Hồi đầu tháng, Chủ tịch ECB Mario Draghi thông báo ECB có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất từ mức thấpkỷ lục hiện nay hoặc có biện pháp kích thích kinh tế khác vào tháng Sáu tới để chống lại tình trạnglạm phát thấp. Tuy nhiên, bất kỳ quyết định nào của ECB cũng sẽ tùy thuộc vào các dự báo lạm phátmới nhất mà ngân hàng này sẽ công bố trong tháng tới trước khi có hành động cụ thể.