Thứ Ba | 22/05/2012 16:42

ECB "bí mật" cấp 100 tỷ euro cho các ngân hàng Hy Lạp

Các ngân hàng Hy Lạp đang được chống đỡ bởi khoản tiền hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) mà không cần điều kiện, không công bố chính thức.
Trong bản báo cáo tài chính hàng tuần được công bố hôm 24/4 vừa qua, ECB bất ngờ để lộ khoảntăng lên trị giá 121 tỷ USD được gọi là "trái quyền khác đối với các tổ chức tín dụng của khu vựcđồng euro." Điều này có nghĩa 121 tỷ euro là số tiền tối thiểu mà ELA đã được các ngân hàng trungương trong eurozone cung cấp.

Phân tích các báo cáo tài chính của ECB và các ngân hàng trung ương có thể thấy được nhiều chitiết hơn. Các chuyên gia phân tích tại Barclays cho rằng Hy Lạp hiện đang sử dụng 96 tỷ euro trongELA, Ireland sử dụng 41 tỷ euro và Cyprus sử dụng 4 tỷ.

Nếu điều này là chính xác, khoản tiền đangđược sử dụng từ ELA lên tới 140 tỷ euro, nhiều hơn 10% so với số tiền được cung cấp cho cácngân hàng ở eurozone trong các đợt thực hiện chính sách tiền tệ. 

Do lo ngại nguy cơ bơm thêm thanh khoản sẽ gây ra lạm phát, nếu sử dụng quá 500 triệu eurotrong ELA phải có được sự thông qua của hội đồng gồm 23 thành viên của ECB. Việc sử dụng quỹ ELA sẽbị dừng lại ngay lập tức nếu 2/3 trong số các thành viên phản đối. 

Điều quan trọng là rủi ro sẽ đổ vào các ngân hàng trung ương có liên quan hơn là trải đều trêneurozone với thanh khoản bình thường, mặc dù tất nhiên tất cả các nước sẽ bị ảnh hưởng nếu một nướcra đi. Tuy nhiên, không có giới hạn đối với khoản tiền mà ELA có thể cung cấp và cũng không có quiđịnh về việc các ngân hàng nhận được khoản hỗ trợ phải đưa ra tài sản đảm bảo cũng như qui định vềlãi suất mà họ phải trả. 

Tuần trước, hội đồng ECB đã loại trừ 4 ngân hàng của Hy Lạp ra khỏi danh sách hỗ trợ thanhkhoản, buộc họ phải tìm đến ELA. Lí do không chính thức là những bất ổn chính trị sau cuộc bầu cửvào ngày 6/5 tới có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tái cấu trúc vốn của các ngân hàng HyLạp. 

Theo Laurent Fransolet, chuyên gia phân tích tại Barclays, cắt nguồn trợ giúp từ ELA sẽ làcách để đẩy Hy Lạp ra khỏi eurozone nếu muốn. Tuy nhiên, ECB sẽ không đi đến quyết định đó, ECB sẽđẩy quyền quyết định sang cho các thế lực chính trị.  

Mặc dù vậy, sự không dứt khoát của ECB cũng thực sự ảnh hưởng đến các chính trị gia châu Âu.Hồi cuối năm 2010, việc ECB đe dọa cắt viện trợ đã góp phần thuyết phục được Ireland chấp nhận kếhoạch cứu trợ quốc tế và giờ đây ECB cũng đang hy vọng sẽ có được kết quả tương tự như vậy ởAthen.

Nguồn FT/TTVN/CafeF


Sự kiện