"Đức sẽ giải cứu eurozone"
“Phá hủy tốn kém nhiều hơn nhiều so với xây dựng tiếp. Eurozone bị phá hủy sẽ khiến châu Âu và nhiều khu vực trên thế giới rơi vào hỗn loạn”, Ackermann phát biểu.
Ackermann nói rằng Hy Lạp rời eurozone sẽ “rất khó khăn nhưng có thể kiểm soát được”, và cho rằng khu vực công, bao gồm cả Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), sẽ bị tổn hại nhiều hơn khu vực tư.
Quỹ cứu trợ châu Âu (ESFF) có khoảng 250 tỷ euro (312,3 tỷ USD), mà ông nhận xét sẽ "đủ trong vài tháng" để tái cấp vốn cho nợ chính phủ và các ngân hàng Tây Ban Nha. Một khoản 500 tỷ euro nữa do Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) và Quỹ tiền tiện quốc tế (IMF) sẽ được triển khai trong thời gian ngắn nữa để hỗ trợ khu vực.
Theo ông, nếu xảy ra rút vốn khỏi ngân hàng, lựa chọn duy nhất là chính phủ Pháp, Đức và các quốc gia khác phải đảm bảo toàn bộ giống như đã làm sau khi Lehman sụp đổ trước đây, tuy nhiên, ngay hiện tại thì không có lo ngại về sự sụp đổ của hệ thống đồng euro.
Ông cũng cho rằng trong ngắn hạn, châu Âu cần đẩy nhanh thực hiện ESM và chấp nhập tài trợ trực tiếp các ngân hàng và kêu gọi các chính phủ thận trọng khi đặt ra các tiêu chuẩn vốn cao hơn.
Mỹ đang gây sức ép cho chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel làm nhiều hơn để hỗ trợ eurozone.
Các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính các nước G7 sẽ họp thứ 3, ngày 5/6 để thảo luận về khủng hoảng nợ châu Âu.
Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty trả lời phóng viên rằng các nhà lãnh đạo đang lo ngại về hậu quả có thể xảy ra của cuộc khủng hoảng trong eurozone, đặc biệt khủng hoảng ngân hàng.
Nguồn Marketwatch/ DVT