Thứ Hai | 04/11/2013 15:40

Đức-Mỹ sắp ký thỏa thuận không do thám nhau

Vụ bê bối nghe lén của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ đã dẫn đến “khủng hoảng ngoại giao” giữa Mỹ và nhiều nước trên thế giới.

Trong nỗ lực xoa dịu lo ngại xung quanh vấn đề này, Đức và Mỹ có kế hoạch ký một thỏa thuậnkhông do thám lẫn nhau.

Cùng với đó, giới chức Đức vẫn tiếp tục các cuộc điều tra các hoạt động do thám của tình báo Mỹthông qua đối thoại với cựu nhân viên Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden- người đượcxem như một nhân chứng.

Quan hệ Đức-Mỹ liệu có ấm áp trở lại sau thỏa thuận này (Ảnh AFP)

Sáng kiến ký thỏa thuận không do thám lẫn nhau được đưa ra sau khi các quan chức Mỹ và Đức cócác cuộc đối thoại tại Nhà Trắng mới đây.

Theo tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung của Đức số ra ngày 3/11, sau khi Cơ quan An ninhQuốc gia Mỹ (NSA) bị báo Đức cáo buộc nghe lén điện thoại cá nhân của Thủ tướng Đức Angela Merkel,bà Merkel đã cử nhóm chuyên gia tới Washington để làm rõ mọi việc và tìm kiếm "nền tảng mới cho sựtin tưởng".

Tuy nhiên, một số nghị sĩ Đức cho rằng, Mỹ có thể dùng thỏa thuận không do thám lẫn nhau để giảmbớt những lo ngại của nước ngoài về chương trình do thám của Mỹ, nhưng thực tế vẫn không thay đổi.Mỹ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện chương trình do thám rộng khắp châu Âu.

Nhiều nghị sỹ cũng như chính phủ Đức quyết tâm làm rõ bản chất các hoạt động do thám của tìnhbáo Mỹ nhằm vào Đức và các cuộc điều tra có thể tập trung vào khai thác thông tin từ Snowden, cựunhân viên của Cục tình báo Trung ương Mỹ.

Trong bức thư gửi một nghị sỹ Đức, Snowden khẳng định sẵn sàng hỗ trợ cuộc điều tra của Đức đốivới chương trình nghe lén của Mỹ nhắm vào Thủ tướng Merkel.

Snowden cũng đề nghị được khoan hồng để có thể ra điều trần trước quốc hội Mỹ nhằm "phơi bàynhững vi phạm có thể rất nghiêm trọng". Nghị sỹ thuộc đảng Xanh của Đức Hans-Christian Stroebele đãcông bố bức thư trên sau một cuộc gặp trực tiếp với Snowden, hiện đang tị nạn tạm thời tại Mosocow,Nga.

Bộ trưởng nội vụ Đức Hans-Peter Friedrich coi Snowden là một nhân chứng và có thể đối thoại với cựunhân viên CIA này để làm rõ các hoạt động do thám của Mỹ.

Cùng quan điểm này, nghị sỹ đảng Xã hội dân chủ (SPD) Thomas Oppermann cho rằng: "Tôi hoannghênh ông Stroebele vì đã cố gắng liên lạc với ông Snowden. Tôi cho rằng chúng ta có thể nóichuyện với ông Snowden như một nhân chứng mà không gây ra rắc rối nào với ông ấy cũng như gây tổnhại quan hệ Đức-Mỹ".

Trong khi đó, giới chức Mỹ đã bác bỏ việc khoan hồng cho Snowden về hành động tiết lộ các bí mậttình báo vốn đang đẩy siêu cường số một thế giới vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn.

Phát biểu trên truyền hình Mỹ ngày 3/11, Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Diane Feinsteintuyên bố Snowden đã đánh mất cơ hội được khoan hồng. Theo bà, đáng lẽ Snowden đã có thể gọi điệncho Quốc hội để tố giác những hoạt động mà nhân viên này cho là sai trái, nhưng anh ta lại chọnphương thức tiết lộ thông tin ra bên ngoài.

Đó là hành động phản bội đất nước. Cùng quan điểm trên, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ MikeRogers cho rằng "không có bất kỳ lý do gì để xóa bỏ những cáo trạng đối với Snowden".

Ông Rogers cho rằng những tiết lộ của Snowden đã đặt mạng sống của binh lính Mỹ đồn trú tại nướcngoài (như ở Afghanistan) vào tình trạng nguy hiểm hơn và báo động cho các tổ chức khủng bố thayđổi cách thức liên lạc.

Trong động thái khác nhằm xoa dịu Đức về việc tình báo Mỹ nghe trộm điện thoại của Thủ tướng ĐứcMerkel, đồng thời biện hộ cho Tổng thống Mỹ Barack Obama,

Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Dianne Feinstein nói rằng Mỹ cần phải xem xét vấn đề nàythận trọng. Cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Mỹ (NSA) và CIA Mike Hayden cho rằng nhiều khả năng Tổngthống Obama không hề biết việc NSA theo dõi điện thoại của bà Merkel, vì cơ quan này chưa kịp báocáo cho Tổng thống những việc họ đang tiến hành.

Mặc dù cả Đức và châu Âu đều không muốn vụ bê bối nghe lén ảnh hưởng đến quan hệ đồng minh gầngũi với Mỹ, song thực tế sự nghi kỵ nhau là không dễ gì xóa bỏ./.

Nguồn VOV News


Sự kiện