Mọi người tham dự lễ khai trương trung tâm R&D toàn cầu của TSMC tại Hsinchu, Đài Loan vào ngày 28/7/2023. Ảnh: Reuters.

 
Hải Miên Thứ Tư | 09/08/2023 21:40

Đức mạnh tay chi 11 tỉ USD cho tương lai ngành chip

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ca ngợi khoản đầu tư này như một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với nền kinh tế Đức.

Ngày 8/8, Nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC đã cam kết đầu tư 3,5 tỉ euro (3,8 tỉ USD) cho một nhà máy ở Đức, nhà máy đầu tiên ở châu Âu, tận dụng gói tài trợ “khủng” 11 tỉ USD của chính phủ Đức, trong bối cảnh lục địa già tìm cách rút ngắn khoảng cách của chuỗi cung ứng.

Đây sẽ là nhà máy thứ ba của TSMC ngoài các cơ sở sản xuất truyền thống tại Đài Loan và Trung Quốc, đồng thời cũng sẽ là trung tâm tham vọng của Berlin nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn trong nước nhành giúp mảng ô tô của nước này duy trì tính cạnh tranh toàn cầu.

 

Liên minh châu Âu đã phê duyệt Đạo luật chip châu Âu, một kế hoạch trợ cấp 43 tỉ euro để tăng gấp đôi công suất sản xuất chip vào năm 2030, nhằm bắt kịp châu Á và Hoa Kỳ, sau khi tình trạng thiếu hụt và giá cao trong đại dịch COVID-19 gây thiệt hại nặng nề cho các nhà sản xuất ô tô và chế tạo máy của lục địa.

Đức, quốc gia đã ký hợp đồng với nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới kể từ năm 2021, sẽ đóng góp tới 5 tỉ euro cho nhà máy ở Dresden, thủ phủ của bang Sachsen phía đông, giới chức Đức cho biết.

“Đức hiện có lẽ đang trở thành địa điểm sản xuất chất bán dẫn chính ở châu Âu,” Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, chưa đầy hai tháng sau khi Intel công bố kế hoạch trị giá 30 tỉ euro để xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại quốc gia này.

Sachsen, trung tâm công nghiệp điện tử của Đông Đức cũ, đã có một số nhà máy chip và là thủ phủ kế thừa truyền thống chế tạo thủ công tinh xảo và TSMC là khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử của bang Sachsen.

“Điều này sẽ chỉ hiệu quả nếu Đức trở thành một quốc gia nhập cư,” ông Michael Kretschmer, thủ hiến bang Sachsen, nói trong một cuộc họp báo, thừa nhận rằng việc lấp đầy 10.000 chỗ trống do nhà máy và các nhà cung cấp của tạo ra sẽ tốn nhiều hơn khoản đầu tư vào đào tạo mà ông cũng đang lên kế hoạch.

TSMC cho biết họ sẽ đầu tư tới 3,499 tỉ euro vào một công ty con, Công ty Sản xuất Chất bán dẫn châu Âu (ESMC), trong đó TSMC sẽ sở hữu 70%.

Bosch và Infineon của Đức và NXP của Hà Lan, mỗi công ty sẽ sở hữu 10% cổ phần của nhà máy, sẽ sản xuất tới 40.000 tấm wafer mỗi tháng cho ô tô, các sản phẩm công nghiệp và gia dụng khi đi vào hoạt động vào năm 2017.

Nhà máy sẽ có tổng chi phí khoảng 10 tỉ euro.

Nhà sản xuất chất bán dẫn Wolfspeed cũng đã tận dụng các khoản trợ cấp để thành lập cửa hàng ở Đức, khi EU tìm cách tăng gấp đôi thị phần toàn cầu về chất bán dẫn, lên 20% vào năm 2030.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ca ngợi khoản đầu tư này như một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với nền kinh tế Đức, vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá năng lượng cao sau cuộc chiến của Nga và Ukraine, gây ra suy thoái và đe dọa phi công nghiệp hóa cường quốc kinh tế của châu Âu.

TSMC cũng đang đầu tư 40 tỉ USD vào một nhà máy mới ở bang Arizona, miền tây Hoa Kỳ, hỗ trợ các kế hoạch sản xuất nhiều chip nội địa hơn của Washington và đang liên doanh với Sony, xây dựng một nhà máy ở Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm: 

Tỉ lệ cử nhân thất nghiệp liên tục lập kỷ lục ở Trung Quốc

Nguồn CNN