Thứ Năm | 14/06/2012 09:37

Đức đề nghị Hội nghị G20 không nên chỉ tập trung vào eurozone

G20 nên bàn cả các vấn đề về ngân sách Mỹ, tiền tệ Trung Quốc và cải cách ở các thị trường mới nổi, các quan chức Đức phát biểu ngày 12/6.
Hội nghị nhóm các nền kinh tế lớn G20 ngày 18-19/6 ở Los Cabos diễn ra 1 tuần sau khi Tây Ban Nha yêu cầu Liên minh châu Âu cứu trợ khẩn cấp các ngân hàng nước này và 1 ngày sau cuộc bỏ phiếu ở Hy Lạp, nhiều khả năng sẽ quá tập trung vào khủng hoảng khu vực đồng euro (eurozone).

Những lời bình luận ngày 12/6 của các quan chức cao cấp giấu tên của Đức cho thấy Thủ tướng Merkel có vẻ muốn tránh việc phải chịu sức ép từ các nước châu Âu khác, cũng như Mỹ tại trại David tháng trước phải thực hiện các bước đi mạnh mẽ hơn thúc đẩy tăng trưởng và ngăn chặn khủng hoảng, lặp lại ở Mexico.

Theo một quan chức, eurozone là một chủ đề quan trọng, nhưng châu Âu cũng muốn bàn về các chủ đều kinh tế toàn cầu khác ngoài eurozone, như ngân sách Mỹ, linh hoạt tiền tệ ở Trung Quốc và cải cách ở các thị trường mới nổi và cho rằng bảo hộ đang tăng, cũng như môi trường đầu tư đang rộng hơn là các vấn đề khác G20 cần tập trung.

Theo các quan chức Đức, vấn đề bà Merkel muốn Hội nghị Liên minh châu Âu (EU) cuối tháng 6 đạt được một thỏa thuận ủy nhiệm tiến tới một dạng của "liên minh tài chính" cũng sẽ đưa đưa ra bàn luận ở hội nghị thượng đỉnh G20.

Bà Merkel trước đó từ chối những ý tưởng mới như trái phiếu châu Âu (euro bond) hay một liên minh ngân hàng, mà một vài chuyên gia cho rằng sẽ giúp giải quyết khủng hoảng, và cho rằng không thể thực hiện những bước như vậy khi các nước eurozone chưa hợp nhất hơn, và từ bỏ kiểm soát ngân sách cho các tổ chức châu Âu.

Nguy cơ trực tiếp nhất cho eurozone hiện tại là cuộc bỏ phiếu của Hy Lạp vào cuối tuần này, nếu đảng phản đối cứu trợ chiến thắng sẽ làm tăng khả năng nước này phải rời khối. Quan chức Đức cũng nói không chắc chắn có một tuyên bố chung phản ứng lại kết quả cuộc bỏ phiếu ở Hy Lạp, nhưng nếu có thì sẽ là giữa các bộ trưởng tài chính châu Âu, chứ không phải toàn bộ G20.

Tại hội nghị, Đức hy vọng các lãnh đạo G20 sẽ đồng ý kế hoạch hành động để tăng cường kinh tế toàn cầu trong trung đến dài hạn hơn, nhưng nói rằng nó sẽ không bao gồm các biện pháp kích thích.

Các quan chức cũng làm rõ họ muốn tách riêng một cuộc thảo luận về đóng góp cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và cuộc tranh luận về cải cách quyền bỏ phiếu của các chủ nợ quốc tế, mà Đức mâu thuẫn với nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Nguồn Reuters/ DVT


Sự kiện