Dubai hoa lệ nhắm tới xây dựng chuẩn mực Hồi giáo
Từ đồ mỹ phẩm tới khách sạn, du lịch, hay kem đánh răng,tuân thủ nguyên tắc của đạo đang trở thành ngành kinh doanh lớn trong thế giớiHồi giáo. Dubai, nổi tiếng với sự xa hoa và chủ nghĩa tiêu thụ không kiểm soáthơn là học bổng hồi giáo đang nhìn thấy một cơ hội.
Tiểu vương quốc Ả rập này đang thúc đẩy chiến dịch có hệ thốngđầu tiên trên thế giới để kiếm lợi nhuận từ hàng hóa và dịch vụ “halal” bằngviệc đặt tiêu chuẩn toàn cầu cho tất cả và cung cấp giấy chứng nhận cho hàng đạtchuẩn.
Tháng Giêng đầu năm nay tiểu vương Sheikh Mohammed binRashid al-Maktoum đã thông báo kế hoạch biến vương quốc thành trung tâm của nềnkinh tế “Hồi giáo”. Tuần sau Dubai sẽ tổ chức hội nghị về chủ đề này. Nó dự kiếnsẽ thu hút hơn 2000 quan chức, doanh nhân và người tiêu dùng từ khắp nơi trênthế giới về đây.
Nghe có vẻ khó nhằn với một thành phố có hàng triệu khách dulịch mỗi năm với các cư dân nước ngoài rất ham hố các bộ bikini và rượu. Nhưngtiểu vương quốc này hiện nay đã là trung tâm tài chính hàng đầu của Vùng Vịnhvà trạm trung chuyển hàng hóa khu vực. Họ có thể có đủ tài năng kinh doanh và quan hệquốc tế để thành công trong mục tiêu đó.
Thật tình thì chính vì văn hóa quốc tế đó mà họ có thể thànhcông. Tiêu chuẩn đặt ra ở các nước nghiêm khắc hơn như Ả Rập Xê Út có thể sẽ gặpkhó khăn để được chấp nhận ở các nước tự do hơn như Malaysia. Dubai có thể lànơi tốt nhất để là đường trung gian chấp nhận được với tất cả 1.6 tỉ dân Hồigiáo của thế giới.
“Nền kinh tế của Dubai dựa vào chính sách duy trì cùng tồn tạigiữa các tôn giáo,’ theo ông Jim Krane,nhà nghiên cứu của Học viện Chính sách Công Baker của Đại học Rice, Hoa Kỳ, vàtác giả cuốn “Thành phố của Vàng: Dubai và giấc mộng chủ nghĩa tư bản.”
“Nó khiến Dubai là nơi thử nghiệm lý tưởng cho tiêu chuẩnhalal. Nếu tiêu chuẩn halal quá khắt khe và cản trở tự do xã hội thì nó sẽ gâykhó khăn cho kinh doanh.”
Khái niệm Halal
Một thập niên trước khái niệm halal , là một từ Ả Rập cónghĩa là “được phép”, được áp dụng chủ yếu cho thức ăn người Hồi giáo . Dần dầnnó được dùng để mô tả một loạt các hàng hóa dịch vụ bao gồm thời trang, đồ vệsinh, thuốc, khách sạn và du lịch, giải trí và giáo dục.
Kem đánh răng Halal và sản phẩm y tế phải không có cồn hay sản phẩmtừ động vật bị cấm như lợn, hay gia súc bị giết mổ không đúng cách. Thời tranghalal nghĩa là quần áo vừa giản dị vừa hợp thời trang.
Với nhóm phụ nữ vâyquanh quầy tính tiền của siêu thị, lọ sơn móng tay có nhãn “breathable” (hít được)cho phép hơi ẩm và ô xy đi qua nên ngườidùng có thể bôi rửa sạch trước khi cầu nguyện.
“Tôi đã chờ một thứ như thế từ lâu rồi,” theo cô MaiElsakhawy một người Ai Cập ở Dubai, chạc 30. “Giờ tôi có thể dùng sơn móng taymà không vi phạm luật cấm và ảnh hưởng tới buổi cầu nguyện.”
Một phần của việc gia tăng nhu cầu hàng halal là do sự tăngcường sùng đạo trong thế giới Hồi giáo. Với vài người nó là hàng tiêu dùng thờitrang, được khuyến mại bởi các công ty có sản phẩm mới cần kích thích nhu cầu.
Không ai biết rõ thế giới Hồi giáo sẽ chi bao nhiêu chohalal nhưng ước tính người Hồi chi cho thực phẩm và đồ tiêu dùng tổng lại là1620 tỉ USD trong năm 2012. Đó là báo cáo tuần sau của Thomson Reuters andDinar Standard một hãng cố vấn ở New York tập trung vào các thị trường Hồi giáomới nổi ước tính.
“Quá trình phát triển thật sự là vào lúc này, và nó là cơ hộilớn, khi halal trở thành một phân khúc hàng tiêu dùng” theo ông Rafi-uddinShikoh, tổng giám đốc của DinarStandard.
“Đề xuất kinh doanh nền tảng của nó là một phân khúc kháchhàng lớn đang càng ngày càng đưa ra các quyết định tiêu dùng có tính tới các nguyêntắc Hồi giáo bên cạnh các yếu tố khác.”
Với dân số 2.2 triệu và cơ sở sản xuất giới hạn, Dubai khôngcó hy vọng sản xuất phần lớn các sản phẩm halal. Thế nên họ xây dựng các tiêuchuẩn đánh giá và thiết kế với hy vọng chúng sẽ được áp dụng toàn cầu.
Nếu điều đó xẩy ra kinh tế Dubai có thể hưởng lợi với nhiềutập đoàn đa quốc gia phục vụ thị trường Hồi giáo đặt các hoạt động nghiên cứuvà tiếp thị ở tiểu quốc này. Điều này có thể dẫn tới họ thu hút vốn từ các thịtrường vốn trong nước giàu có của Dubai.
“Dubai, và nói chung là bất cứ trung tâm nào tập trung vàothị trường halal đang phát triển sẽ nhận được nhiều thành quả phụ cả về kinh tếvà tài chính” theo ông Shikoh.
Kiểm tra
Hiện nay chứng nhận halal cho thực phẩm và các sản phẩm khácđang phân mảnh trên khắp thế giới, với các công ty tìm kiếm sự chấp nhận của từngthị trường họ muốn xâm nhập.
Dubai nhắm tới việc tạo dựng một quá trình xác nhận được cảthế giới chấp nhận, nhưng lại rẻ hơn và dễ dàng hơn. Chính phủ của tiểu quốcnày lên kế hoạch mở một phòng thí nghiệm quốc tế và trung tâm cấp chứng nhậnvào quý một năm sau, 2014.
“Các nhà sản xuất và các cơ quan chứng nhận nên có một giảipháp tài chính rõ ràng,” theo Amina Ahmed Mohammed, giám đốc bộ phận chứng nhậncủa chính quyền thành phố Dubai.
“Mục tiêu chính của chúng tôi là với các công ty UAE nhưng hệthống chứng nhận có giá trị toàn cầu – nó có thể được dùng ở bất cứ đâu.”
Mohammed nói Dubai đang thảo luận với các cơ quan chứng nhậnkhác trên toàn thế giới để tạo ra một nhãn hàng halal được công nhận và có thểgắn cho sản phẩm. Tiểu quốc sẽ đề nghị đào tạo nhân viên thực hiện xác nhậntiêu chuẩn Hồi giáo và kiểm tra chất lượng ở các nước khác.
Trong các ngành công nghiệp dịch vụ Dubai có thể có lợi thếnhờ công nghiệp du lịch, vốn nổi nhất vùng Vịnh. Trong mấy năm qua một số kháchsạn đã bắt đầu tiếp thị bản thân là halal. Điều này không chỉ là Không-Cồn, màmột số khách sạn còn có các tầng 100%-Nữ.
Tập đoàn Hospitality Management Holdings tại Dubai đã có 20khách sạn Không-Cồn trên khắp Trung Đông, nói chúng hấp dẫn với nhiều kháchngoại đạo nhưng đang tìm kiếm các khách sạn thân thiện gia đình. Khoảng 50-60% kháchhàng của họ ở Dubai là dân phi-Hồi giáo, công ty cho biết.
Các lĩnh vực khác Dubai ngắm tới để thu hút doanh nghiệp Hồigiáo bao gồm các khu công nghiệp-dân cư của các doanh nghiệp halal giống nhưcác hình mẫu đang hoạt động ở Malaysia.
Họ còn hy vọng sẽ xây dựng được bộ quy chuẩn cho hành vi tậpđoàn halal, bao gồm các vấn đề như là tiết lộ thông tin. Người ta tin rằngđây là lần đầu tiên một chính phủ cố gắng chuẩn hóa các hướng dẫn Hồi giáo đốivới hành vi doanh nghiệp bên ngoài ngành ngân hàng và bảo hiểm.
Ông Krane nói người Hồi giáo trên toàn thế giới sẽ cần đượcthuyết phục nhiều để coi “một chứng chỉ halal ở Dubai” là hợp lệ, nhưng cũnglưu ý tới lịch sử kinh doanh hiệu quả của tiểu vương quốc này.
“Nó không phải là ngành chuyên biệt như kim cương hay bóngchày bãi biển. Nó là một nhiệm vụ nhạy cảm ảnh hưởng hơn một tỉ người Hồi giáotrên toàn thế giới,” ông nói.
“Tuy vậy, Dubai giỏi chuyện bán hàng. Họ đã bán được nhà khikhu vực xây cất nằm giữa sóng biển. Nếu như có ai thực hiện nổi một chiến dịchbán hàng thuyết phục, đó chính là Dubai.”
Nguồn Reuters