Du lịch Nhật Bản tăng cao nhất thế giới
→Công nghiệp sex tại Nhật Bản: Giảm khiêu gợi, tăng lãng mạn
Tuy nhiên, mục tiêu này đã hoàn thành trước thời hạn 5 năm. Sau khi cán mốc 20 triệu lượt du khách quốc tế vào năm 2015, Nhật Bản tiếp tục chứng kiến làn sóng du khách đổ tới nước này trong bối cảnh Tokyo chuẩn bị đăng cai Thế vận hội vào năm 2020. Năm ngoái, Nhật Bản đón 28,7 triệu du khách quốc tế, so với mức 10,4 triệu vào năm 2013.
Có một số nhân tố dẫn tới việc du khách quốc tế tới Nhật tăng mạnh, bao gồm đồng Yên yếu đi và thủ tục cấp thị thực (visa) được nói lỏng. Trong vòng 5 năm qua, đồng Yên đã giảm giá khoảng 10% so với USD, trong khi các quy định về cấp visa Nhật đối với công dân nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc - nguồn du khách quan trọng hàng đầu của Nhật - không còn khắt khe như trước.
Mục tiêu thu hút khách du lịch của Nhật Bản đã hoàn thành trước thời hạn 5 năm. |
Tốc độ tăng trưởng du khách quốc tế đến Nhật, đạt khoảng 20% trong năm 2017 so với 2016, là vào hàng cao nhất thế giới và được dự báo còn tiếp tục tăng, theo ông Adnre Andonian - chuyên gia về Nhật Bản thuộc công ty tư vấn McKinsey.
"Thế vận hội sẽ là chất xúc tác giúp duy trì tăng trưởng lượng du khách", ông Andonian nói. Theo vị chuyên gia, lượng du khách và mức chi tiêu của du khách tới Anh đã tăng sau Thế vận hội London 2012, và đây là một cơ sở để dự báo khả quan cho ngành du lịch Nhật Bản.
Ngân sách dự kiến cho Thế vận hội Tokyo 2020 đã lên tới 12,7 tỷ USD vào thời điểm tháng 12/2017, tăng gần gấp đôi so với mức dự kiến 6,9 tỷ USD đưa ra vào thời điểm 2013 khi thành phố này giành quyền đăng cai kỳ đại hội. Trong đó, một lượng tiền lớn được rót vào các dự án khách sạn và hạ tầng du lịch.
Tháng 1 năm nay, số du khách tới Nhật tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ Nhật hiện đã đặt ra mục tiêu mới là đến năm 2020 thu hút 40 triệu du khách mỗi năm, trong đó nước này sẽ nỗ lực thu hút thêm nhiều du khách từ các nước ngoài khu vực châu Á. Trong năm 2017, 2/3 du khách đến Nhật là từ Hàn Quốc và Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông, Macau và Đài Loan.
Nhiều ngành kinh tế lớn của Nhật đang hưởng lợi rõ rệt từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch. Trong đó phải kể tới việc ngành bán lẻ chịu tác động tiêu cực từ dân số lão hóa của Nhật Bản nhận được cú huých từ sức mua đặc biệt lớn của du khách đến từ Trung Quốc đại lục.
Trong năm 2017, du khách nước ngoài đã chi tiêu kỷ lục 4,42 nghìn tỷ Yên, tương đương 41,7 tỷ USD, tại Nhật, tăng 17,8% so với năm 2016.
Xu hướng này giúp cổ phiếu các công ty liên quan của Nhật, từ mỹ phẩm Shiseido cho tới công ty bán lẻ giá rẻ Don Quijote, tăng mạnh. Năm ngoái, cổ phiếu Shiseido tăng 100%, trong khi cổ phiếu Don Quijote tăng 60%, so với mức tăng khoảng 10% của chỉ số Nikkei 225.
Doanh số tăng mạnh khiến Shiseido lên kế hoạch mở một nhà máy mới ở Nhật, nhà máy mới trong nước đầu tiên của hãng này trong vòng 4 thập kỷ, nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách đối với hàng "Made in Japan" (Sản xuất tại Nhật Bản).
Lượng du khách lớn cũng đồng nghĩa với việc các khách sạn ở Nhật luôn trong tình trạng kín phòng. Ông Andonian cho biết, chuỗi khách sạn Golden Route ở Tokyo, Osaka và Kyoto luôn kín phòng 80%.
Bởi vậy, Chính phủ Nhật đã đẩy mạnh việc rót vốn cho các dự án khách sạn tư nhân tại các thành phố lớn. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư khách sạn có tiếng như Hyatt, Marriott, Nomura Real Estate Development và Mitsui Fodosan cũng xây thêm nhiều khách sạn ở Nhật.