Dự báo kinh tế thế giới: nắng chưa lên, lạnh giá vẫn bao trùm
Cho tới giờ, các cuộc gặp mặt mùa xuân củaQuỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), dự kiến sẽ diễn ra vào cuốituần này tại Washington Mỹ, đều bộc lộ một thái độ lạc quan trước triểnvọng kinh tế toàn cầu.
Nhưng cuộc khủng hoảng đồng euro lại một lần nữa phả“những luồng lạnh giá” bao trùm bức tranh “thời tiết” kinh tế thế giới.
Chỉ một vài tháng trước, tình hình tưởngchừng đã khá khả quan. Sự phục hồi dù yếu ớt của nền kinh tế Mỹ vẫn được duytrì.
Sau thảm họa thiên nhiên hồi đầu năm 2011, Nhật Bản đang dần trở lại đườngđua với mức tăng trưởng 2% trong năm 2012, một phần nhờ vào nhu cầu tăng vọtcủa các chi tiêu kiến thiết.
Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương châu Âu vàohệ thống ngân hàng trong các tháng 12 (2011) và tháng 2 (2012) đã giúp kéo khuvực đồng tiền chung euro xa khỏi bờ vực sụp đổ.
Ấn bản mới nhất của IMF công bố mức kì vọngtăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2012 là 3,5% thay vì 3,3% trong dựđoán hồi tháng 1. Tháng 9 năm ngoái, IMF ước đoán khả năng tăng trưởng toàn cầuxuống dưới 2% trong năm 2012 lên đến 10%. Giờ đây, tổ chức này cho hay khả năngnày chỉ còn là 1%.
Khủng hoảng châu Âu đang phả hơi lạnh lên cục diện kinh tế thế giới |
Ngân hàng dự trữ của Ấn Độ đã gây bất ngờ cho nhiều thị trường khi vào ngày17/4, ngân hàng thực hiện cắt giảm 50 điểm trong mức lãi suất cơ bản củamình, mặc cho dự báo lạm phát của IMF đạt 8,2% trong năm 2012.
Sự giảm tốc kinhtế có tính toán cũng đang được thực hiện tại Trung Quốc. IMFđã tăng dự đoán tăng trưởng sản lượng của nước này lên 8,2% trong năm2012.
Cách mà nền kinh tế Trung Quốc vận hành có ýnghĩa quan trọng đối với các thị trường mới nổi. Ví dụ là gần đây, một tờ báodo Ngân hàng phát triển liên châu Mỹ phát hành đã ước tính rằng tác động củasản lượng các mặt hàng Trung Quốc đối với nhiều nền kinh tế Mỹ Latin đã tănggấp ba lần kể từ giữa thập niên 90, trong khi ảnh hưởng từ sự chao đảo của nền kinhtế Mỹ đã giảm đi một nửa.
Dù vậy, Mỹ vẫn là một nhân tố có tầm ảnh hưởng quantrọng: đây là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực Mỹ Latin và IMF tính toánrằng sự hồi phục vững chắc của Mỹ sẽ giúp tăng trưởng của Mexico, Trung Mỹvà khu vực Caribe vượt xa Brazil trong năm nay.
Nhưng viễn cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chưa thểđược coi là tươi sáng. Mặc cho những tính toán của IMF cho thấy mũi tên tăngvọt bất ổn và trải rộng của giá cả hàng hóa đang có chiều hướng đi xuống bởitrong suốt một thập kỷ giá thực phẩm và kim loại leo thang đã nâng đỡ nhiều chocác ngành sản xuất, dầu mỏ vẫn là một ngoại lệ đáng lo ngại.
Dù giádầu mỏ đã giảm xuống trong tuần này sau các cuộc đối thoại về tham vọng hạtnhân tại Iran thì chỉ một cú sốc trong nguồn cung khiến cho giá dầu tăng vọtđến 50% giá trị trên mức chuẩn dự đoán (tức là vào khoảng 115 USD/thùng)cũng có thể khiến sản lượng dầu toàn cầu giảm 1,25% trong hai năm tới.
Và một thực tế không tránh khỏi, châu Âuchính là nơi nằm trong vùng mây mù dầy đặc nhất trên bản đồ “thời tiết” kinh tếtoàn cầu. Những hi vọng nhen nhóm kể từ khi Ngân hàng trung ương châu Âu ECBrót hơn 1,3 nghìn tỷ USD có thanh khoản trong vòng ba năm cho các ngân hàngchâu Âu cũng đã dần tàn lụi.
Cũng như bản dự báo tháng 1 của IMF đã được đưa raquá trễ để kịp cân nhắc những động thái của ECB, những con số dự đoán mới củaquỹ này vẫn mang hơi hướng lạc quan quá đà giống như trong bản dự báo tháng 3về sự “hửng nắng” của kinh tế châu Âu.
Các chỉ số kinh tế châu Âu |
Lẽ dĩ nhiên, tình hình kinh tế của châu lụcnày phụ thuộc rất nhiều vào cách nó sử dụng khoảng thời gian mà ECB cho phép.IMF vạch ra ba khả năng. Dựa trên chính sách hiện thời, tín nhiệm của khu vựcđồng euro có nguy cơ giảm 1,7% cho tới cuối năm 2013, gây ra suy thoái kinh tếnhẹ trong năm nay và bù lại là sự tăng trưởng trong năm 2013.
Căn cứ vào tiếntriển dự liệu trong việc củng cố quỹ cứu trợ và hệ thống quản lý khu vựceurozone, tín nhiệm sẽ chỉ suy giảm khoảng 0,6% trong năm 2012và khu vực đồng euro có triển vọng phục hồitrong năm nay.
Một khả năng khác là nếu những thỏa thuận tài khóa gần đây đượctháo gỡ, tín nhiệm sẽ sụt giảm khoảng 4% hoặc nhiều hơn, gây ra một cuộc suythoái eurozone trầm trọng hơn. Những khó khăn trong thời gian trở lại đây tạiTây Ban Nha bao gồm tăng trưởng chậm lại và tiến triển đáng thất vọng trongviệc thực hiện các mục tiêu tài khóa cho thấy một kịch bản xấu nhiều khả năngsẽ xảy ra tại châu Âu.
Quỹ này tính toán rằng tăng trưởng tại Mỹ,Nhật Bản và các quốc gia mới nổi tại châu Á sẽ suy giảm khoảng 1% trong hai năm2012 và 2013 nếu như viễn cảnh tồi tệ nói trên thực sự xảy ra.
Nếu như eurozonesụp đổ từ bên trong, những vụn vỡ sẽ đổ sập ngay trên sân nhà của khu vực này.Vùng trung tâm và phía đông châu Âu sẽ là khu vực chịu nhiều tác động trực tiếptừ các hoạt động cắt giảm nợ của ngân hàng eurozone, và tầm quan trọng lớn laocủa đồng euro trong thương mại vùng sẽ giáng những đòn mạnh hơn tới kinh tế cácvùng này.
Dù vậy, đa phần mọi người vẫn tin rằng kinhtế thế giới sẽ vượt qua giai đoạn trì trệ này cùng sự suy thoái kinh tế nhẹ ởchâu Âu. Song vẫn còn một khả năng khác mang đầy nguy cơ bão táp: đó là sự táiphát rối loạn thị trường gây ra bởi nguy cơ vỡ nợ hay sự đổ vỡ của khu vựceurozone.
Những nỗ lực của ECB đã giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra một cú sốctương tự như trường hợp sụp đổ tập đoàn Lehman (Mỹ), tuy nhiên các nhà làmchính sách nhiều nơi vẫn quan ngại về khả năng chống đỡ trước những tình huốngkhốc liệt nhất có thể xảy đến của châu Âu, bởi dường như châu lục này cũngchẳng thể đưa ra những biện pháp nào hơn ngoài những chính sách tài khóa ngặtnghèo.
Kinh tế toàn cầu đang đâm chồi, nhưng sẽ là quá sớm để lên kế hoạch chomùa hè nắng đẹp.
Nguồn DVT