Vietnamnet

 
Bá Ước Thứ Tư | 10/01/2018 11:07

Đồng USD sẽ tiếp tục ảm đạm trong năm 2018

Đây là quan điểm mà chuyên gia của ngân hàng Goldman Sachs đã chia sẻ với trang CNBC.

Đồng USD có thể trải qua một năm ảm đạm nữa bất chấp khả năng Cục dự trữ Liên bang Mỹ có thể tăng lãi suất thêm 4 lần nữa bốn lần trong mười hai tháng tới, một chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs nói với CNBC hôm thứ ba.

"Chúng tôi vẫn nghĩ ra đồng USD sẽ yếu đi, ít nhất là so với các đồng tiền chủ chốt khác, và có thể suy yếu khá mạnh cả với đồng tiền các nước mới nổi ", Jan Hatzius, chuyên gia kinh tế trưởng tại Goldman Sachs nhận định.

Việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất thường khiến một đồng tiền tăng giá, khi nó thu hút các nhà đầu tư đến nước đó để đầu tư vào các tài sản có lợi suất cao. Tuy nhiên, Hatzius tin rằng thế giới đang ở trong một xu hướng chung mà các ngân hàng trung ương khác cũng đang xem xét tăng lãi suất và điều làm giảm sự hấp dẫn của nước Mỹ. Ông nhận định: "Trong một môi trường như thế, đồng USD sẽ khó mạnh lên”.

Chỉ số USD, đo lường sức mạnh đồng tiền này trong một rổ tiền tệ toàn cầu, đã giảm khoảng 10% trong năm ngoái sau nhiều năm tăng giá khi mà nền kinh tế Mỹ phụ hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bây giờ các nhà quan sát thị trường có chung quan điểm rằng đồng bạc xanh có thể sẽ trải qua một năm ảm đạm khi các khu vực khác của thế giới phục hồi. Một vài chuyên gia  chỉ ra các rủi ro cho đồng USD, ví dụ như là các chính sách của Tổng thống Donald Trump.

"Người ta đang nghi ngờ rằng ông Trump là nguyên nhân khiến nhà đầu tư quốc tế quay lưng với đồng USD như là nơi dự trữ giá trị và khiến vị thế của nước Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu suy giảm - và nhiều người cũng đang nghi ngờ về tính bền vững của nền kinh tế Mỹ. Hai yếu tố trên là các nhân tố khiến đồng USD suy yếu và  chúng tôi xem xét thêm về nước Mỹ ", Bill Blain, chiến lược gia và trưởng bộ thị trường vốn tại Mint Partners nói với CNBC qua email.

Đồng USD mât khoảng 10 phần trăm giá trị so với đồng euro trong năm 2017. Điều này xảy ra bất chấp việc Fed tăng lãi suất 3 lần trong năm qua và Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật cắt giảm thuế do chính quyền Trump đề xuất. Nhưng Jane Foley, người đứng đầu bộ phận chiến lược ngoại hối tại Rabobank đồng ý rằng đó là vì ảnh hưởng của các nền kinh tế khác, khi mà Ngân hàng Trung ương Châu Âu, và Ngân hàng Trung ương Anh đã bắt đầu giảm chương trình kích thích vào cuối năm ngoái.

Bà nói với CNBC qua email rằng: "Thực tế là nhiều ngân hàng trung ương khác của nhóm 10 nền kinh tế lớn (G-10) có thể sẽ rút lại các chính sách tiền tệ nới lỏng”. Bà cũng tin rằng các tài sản ở Mỹ có thể mất đi danh xưng là thiên đường an toàn trong ngắn hạn vì những yếu tố như đã kể ở  trên.

Foley giải thích: "Mỹ không có thăng dư ngân sách cũng như thặng dư tài khoản vãng lai. Ngược lại, khu vực đồng euro lại có thặng dư tài khoản vãng lai lớn, và yếu tố này đang giúp đồng euro trở thành tài sản an toàn trong thời gian gần đây. Và  thế giới thì luôn cần nhiều kênh đầu tư an toàn ".

Dong USD se tiep tuc am dam trong nam 2018
Chỉ số USD Index. Ảnh: Bloomberg

Đồng USD đã liên tục tăng giá  mạnh kể từ cuối năm 2013, khi Fed ra dấu hiệu rằng cơ quan này sẽ thu hẹp các chương trình kích thích định lượng và đặt ra khả năng tăng lãi suất. Như thấy trong biểu đồ, chỉ số USD  đã tăng từ mức 80 điểm lên hơn 95 điểm vào đầu năm 2015. Tuy nhiên, khi Fed thực sự tăng lãi suất lần đầu vào tháng 12.2015, chỉ số USD Index đã tăng rất hạn chế hoặc đi ngang. Đợt tăng gần nhất của chỉ số USD đến sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ cùng với những kì vọng về việc hiện hóa những cương lĩnh tranh cử có lợi cho nên kinh tế Mỹ của ông. Tuy nhiên, khi những kì vọng đó phai nhạt dần, cùng với những khó khăn mà chính quyền ông Trump gặp phải trong việc triển khai các kế hoạch kinh tế như đạo luật cải cách thuế, rồi lập trường “nước Mỹ trên hết” đã khiến vị thế của nước Mỹ trên thế giới suy giảm và kéo theo sự suy giảm của đồng USD, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thế giới.