Nguồn ảnh: CNBC.

 
Phùng Mỹ Thứ Năm | 06/08/2020 09:00

Đồng USD lấy lại vị thế khi FED cho cả thế giới vay tiền

FED đã mạnh mẽ nắm lấy chức năng như một người cho vay cuối cùng trên toàn thế giới trong cơn khủng hoảng COVID-19.

Theo thông tin từ The Wall Street Journal, khi COVID-19 khiến nền kinh tế thế giới bị đình trệ vào tháng 3, nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là giữ cho các bánh xe tài chính của các doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ tiếp tục chuyển động.

Và khi dòng tiền ngừng chảy vào nhiều ngân hàng và công ty bên ngoài nước Mỹ, từ các ngân hàng Nhật đặt cược vào trái phiếu Mỹ cho đến những thương nhân Singapore cần USD để thanh toán hàng nhập khẩu thì FED lại một nữa ra tay.

Từ lâu, FED vẫn từ chối vai trò là người cho vay dự phòng của thế giới. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 lan rộng đã đặt trọng trách này lên vai FED. Vào tháng 4, FED đã cho các ngân hàng trung ương vay gần 500 tỉ USD để chiến đấu với COVID-19.

Sự cống hiến lớn trên là một trong số rất nhiều nỗ lực quan trọng của FED nhằm giảm bớt sự khan hiếm đồng bạc xanh trên toàn thế giới. FED đã giúp ngăn chặn cơn bán tháo sâu trên thị trường chứng khoán và tiếp tục hỗ trợ thị trường tài chính toàn cầu. FED được thành lập với tư cách là nhà bảo lãnh thế giới về tài trợ đồng bạc xanh. Đồng thời, FED giúp củng cố chức năng kiếm tiền nước ngoài của Mỹ với tư cách là hệ thống tiền tệ trên toàn thế giới.

 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dường như đã trở thành
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dường như đã trở thành "chiếc máy in tiền" giúp "bôi trơn" dòng chảy tài chính cho các doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ. Nguồn ảnh: The Balance.

Giống như trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, vài trò của FED trong nền kinh tế Mỹ đã được nâng lên một tầm cao mới chưa từng có tiền lệ, giờ đây, thảm họa COVID-19 càng giúp FED mở rộng quyền lực và ảnh hưởng trên toàn cầu.

Ông Nathan Sheets,Cựu chuyên gia kinh tế của FED khẳng định: “FED đã mạnh mẽ nắm lấy chức năng của mình như là một người cho vay cuối cùng trên toàn thế giới trong cơn khủng hoảng COVID-19 này”.

Trong những tuần gần đây, giá trị của đồng USD giảm mạnh so các loại tiền tệ khác do các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tài chính cũng như khả năng kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, ông Mark Sobel, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, hiện USD vẫn được giao dịch ở gần mức trước đại dịch và cao hơn so với mức trung bình trong dài hạn. Những lo ngại về sự sụt giảm ngắn hạn của đồng bạc xanh với vị thế đồng tiền đang bị đe dọa chỉ là “làm quá”.

Cách mà FED cho cả thế giới vay tiền

FED cung cấp rất nhiều tiền mặt ở nước ngoài thông qua các “hợp đồng hoán đổi thanh khoản USD”. Về bản chất, FED cho ngân hàng trung ương các nước vay USD với thời hạn cố định và đổi lại lấy tiền nội tệ của các nước đó theo tỉ giá thị trường. Khi khoản vay đáo hạn, FED lại hoán đổi nội tệ của các nước thành USD ở tỉ giá gốc và thu lãi.

Các hợp đồng hoán đổi được thiết kế sao cho các đối tác nước ngoài sẽ là bên chịu rủi ro nếu khoản vay trở thành nợ xấu hoặc thị trường tiền tệ diễn biến bất lợi.

Không nghi ngờ gì, bằng cách ổn định thị trường đồng bạc xanh ở nước ngoài, các hành động của FED đã ngăn chặn sự gián đoạn đối với các nền kinh tế ở nước ngoài và thị trường thế giới. Bởi lẽ, sự gián đoạn này hoàn toàn có thể tác động đến hệ thống tài chính của Mỹ, đẩy giá trị của đồng bạc xanh lớn hơn, đối lập với các loại tiền tệ khác và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và hệ thống tài chính Mỹ.

FED bắt đầu triển khai các dịch vụ hoán đổi tiền tệ từ 15.3. Tính đến cuối tháng 3, có 14 ngân hàng trung ương tham gia chương trình hoán đổi này. Đến khi kết thúc chương trình, toàn bộ khoản cho vay lên đến 449 tỉ USD.

Mục tiêu của FED giữ cho thị trường tài chính hoạt động trơn tru. Do đó, FED cũng nhắm đến mục tiêu ngăn chặn các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ và các tài sản có mệnh giá bằng USD khác như cổ phiếu Mỹ và chứng khoán của các công ty Mỹ để huy động tiền mặt. Qua đó giúp bình ổn thị trường và ngăn không cho USD tăng giá quá mạnh.

Chủ tịch FED, ông Jerome Powell đã thừa nhận rõ ràng hơn chức năng thế giới của FED so với những người tiền nhiệm của ông.

 

Khi COVID-19 làm tê liệt hoạt động kinh tế ở Mỹ và châu Âu vào tháng 3, cùng với giá dầu giảm mạnh và thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ, hàng loạt công ty phải rút hết hạn mức tín dụng, ráo riết tìm kiếm nguồn tiền để trả lương cho nhân viên và thanh toán các hóa đơn trong bối cảnh doanh thu biến mất. Thị trường tài chính xác nhận các chỉ số đáng báo động về tình trạng thiếu hụt đồng USD.

Đồng USD khó xuất hiện đối thủ

Khi thị trường tài chính phục hồi, lãi suất vay của đồng USD cho rất nhiều ngân hàng và tập đoàn ngoài Mỹ đã giảm.

Sức mạnh cho phép các ngân hàng trung ương vay đối lập với việc nắm giữ Kho bạc Mỹ đã không được sử dụng nhiều. Các nhà phân tích cho rằng, sự hiện diện của độc nhất của FED đã giúp chấm dứt cuộc tranh giành USD.

Tuy nhiên, có rất ít sự thay thế đối với FED bởi tính trung tâm của thế giới Greenback. Theo dữ liệu của Ngân  hàng thanh toán quốc tế BIS, khoảng 88% trong số 6.600 tỉ USD giao dịch tiền nước ngoài diễn ra phổ biến mỗi ngày có sự tham gia của đồng USD. Đồng bạc xanh về cơ bản là đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất trong các giao dịch thương mại hàng hóa xuyên biên giới.

Nhiều năm gần đây ngày càng có nhiều bên lên tiếng phản đối về sự thống trị gia tăng của đồng USD, trong đó có cả những đồng minh của Mỹ. Ông Mark Carney - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh cho rằng: “Vị thế đang lên của đồng USD trong thương mại toàn cầu không còn phù hợp bởi tỉ trọng của nền kinh tế Mỹ đóng góp vào GDP toàn cầu đang đi xuống.

Mặc dù, chính quyền Trump sử dụng thuế quan và các biện pháp trừng phạt cũng thúc đẩy các quốc gia liên kết với nhau để “bỏ qua” đồng USD. Nhưng cho đến nay, những nỗ lực này chưa mang lại kết quả đáng kể.

Một thập niên trước, Giáo sư khoa học chính trị và nghiên cứu toàn cầu của Boston College - ông Jonathan Kirshner đã dự đoán về sự suy giảm trong chức năng của đồng USD trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Giáo sư Jonathan Kirshner đã thừa nhận rằng, hiệu quả của đồng USD đã mạnh mẽ hơn so với những gì ông dự đoán. Vị giáo sư này cho rằng: “Trong trường hợp không có các lựa chọn khả thi, đồng USD vẫn tồn tại như một đồng tiền quan trọng nhất thế giới”.

Có thể bạn quan tâm:

► Những nền kinh tế lớn nhất thế giới đã làm gì để ngăn chặn tình trạng mất khả năng thanh toán?

► Giá vàng sẽ ra sao khi Tổng thống Trump tái đắc cử?