Đồng Đô là Úc. Ảnh: CNBC/Getty.

 
Mạnh Đức Thứ Năm | 14/03/2019 11:51

Đồng tiền nước nào dễ bị tổn thương khi kinh tế Trung Quốc suy yếu?

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và New Zealand, 24,9% xuất khẩu của New Zealand, 1/3 xuất khẩu của Úc là sang gã khổng lồ châu Á.

Trước viễn cảnh đáng lo ngại của nền kinh tế Trung Quốc, một số loại tiền tệ, đặc biệt là của các quốc gia sản xuất hàng hóa, sẽ dễ bị tổn thương nhất. Các chuyên gia nói rằng hai loại tiền tệ đặc biệt chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc là đô la Úc và đô la New Zealand.

Nhu cầu từ nước tiêu thụ quặng sắt hàng đầu thế giới là Trung Quốc chậm lại, cũng tạo ra những quan ngại về Úc, nước xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới. “Tình trạng yếu kém của cả hai loại tiền tệ sẽ tồn tại trong cả năm nay. Chúng tôi cho rằng sự sụt giảm lớn nhất xảy ra với đồng đô la Úc và New Zealand là do sự tiếp tục chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc. Và trong trường hợp đồng đô la Úc, nước phụ thuộc vào xuất khẩu quặng sắt và than đá, chúng tôi nghĩ rằng đồng tiền này sẽ nằm trong nhóm có hiệu suất tồi tệ nhất trong năm nay,” công ty nghiên cứu Capital Economics cho biết trong một báo cáo.

Điều đó là vì nếu nền kinh tế Trung Quốc chậm lại hơn nữa sẽ dẫn đến sự suy giảm nhu cầu hàng hóa, và kéo theo đó là giá cả hàng hóa cũng giảm xuống. Hệ quả là, tiền thu từ xuất khẩu của quốc gia đó cũng giảm xuống dẫn đến sự mất giá của tiền tệ và ngược lại.

Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm từ 6,8% năm 2017 còn 6,6% trong năm ngoái, ở mức chậm nhất trong 28 năm qua. Những lo ngại về nền kinh tế dần suy yếu của Trung Quốc vẫn còn tồn tại, vì nước này báo cáo yếu hơn nhiều so với dữ liệu thương mại dự kiến vào tuần trước.

Jameel Ahmad, người đứng đầu chiến lược toàn cầu và nghiên cứu thị trường tại nhà môi giới ngoại hối FXTM cho biết, đồng đô la Canada, một loại tiền tệ liên kết hàng hóa khác, cũng có thể chịu áp lực giảm giá.

"Trong một kịch bản giả thuyết, khi giá dầu giảm vì lo ngại nhu cầu giảm từ Trung Quốc, và các loại tiền tệ liên quan đến hàng hóa khác có nguy cơ gặp phải áp lực bao gồm Đô la Canada và thậm chí là đồng Rúp của Nga", ông nói với CNBC trên một email.

Các loại tiền tệ châu Á có thể dễ bị ảnh hưởng bởi các quan ngại kinh tế của Trung Quốc giảm tốc sẽ bao gồm đồng ringgit của Malaysia, đồng rupiah của Indonesia và đô la Singapore, ông Ahmad nhận định.

Cả đồng đô la Canada và đô la New Zealand là một trong những loại tiền tệ G-10 trong năm 2018, bị giảm do giá hàng hóa giảm mạnh. Đó là điều "không có gì đáng ngạc nhiên khi các nước đó phụ thuộc vào xuất khẩu thực phẩm, năng lượng và kim loại", Capital Economics nói.

Đồng đô la Úc cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong năm nay, dưới áp lực của những lo ngại sự tương quan thuận của nền kinh tế của chính nước này và Trung Quốc. Một báo cáo tháng hai cho thấy rằng Trung Quốc đã cấm nhập khẩu than của Úc tại một cảng lớn. Giới phân tích đồn đoán rằng điều này phản ánh của các căng thẳng trong mối quan hệ chính trị và thương mại giữa Úc và Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Năm ngoái, Úc đã cấm các công ty viễn thông Trung Quốc Huawei và ZTE bán thiết bị công nghệ 5G tại nước này với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Đồng đô la Úc suy yếu "dường như đã phản ánh mối lo ngại về sự tăng trưởng của Trung Quốc và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng", Capital economics nói.

 Chỉ có một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mới có thể cứu những đồng tiền có nguy cơ này. Capital Economics nhận định rằng: "Phải thừa nhận rằng, một thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể giúp đồng đô la Úc và New Zealand được mạnh lên ... Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng đà tăng giá chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và bị che mờ bởi sự suy thoái kinh tế ở Trung Quốc".

Ahmad nói thêm: "Những đồng tiền này có lẽ sẽ vẫn dễ bị tổn hại trước những thay đổi đột ngột trong bối cảnh chính trị toàn cầu vẫn rất khó lường".

Nguồn CNBC