Tổng dư nợ giảm mạnh do ảnh hưởng từ ác động của chính sách thắt chặt tiền tệ lần thứ 5 liên tiếp. Ảnh: Bloomberg.

 
Khánh Tú Thứ Năm | 04/05/2023 09:32

Dòng tiền gửi đang rời khỏi Singapore

Trở thành điểm gửi tiền nước ngoài giữa bối cảnh một loạt ngân hàng Mỹ sụp đổ, nhưng hiện tại dòng tiền gửi này đang bị rút lại.

Vào tháng trước, thời điểm các ngân hàng lớn ở Mỹ lần lượt sụp đổ, làm dấy lên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng Singapore đã nhận hàng tỉ USD tiền gửi từ khách hàng nước ngoài.

Theo dữ liệu của Cơ quan tiền tệ Singapore, trong tháng 3, tổng tiền gửi nước ngoài ở các ngân hàng đã sụt giảm xuống còn 521,8 tỉ SGD (tương đương 22,2 tỉ SGD), đây là mức giảm thấp nhất kể từ tháng 7/2022 được ghi nhận. Ngoài ra, tổng dư nợ cho vay và ứng trước của các ngân hàng thương mại cũng giảm khoảng 7 tỉ SGD xuống còn 796,87 tỉ SGD, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021. 

 

Các chuyên gia trong ngành giải thích tổng dư nợ giảm mạnh như vậy là do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ lần thứ 5 liên tiếp của Ngân hàng Trung ương Singapore. Đại diện từ phía Ngân hàng Trung ương cũng phát thông báo cho biết Ngân hàng hiện chưa có ý định giảm tốc lãi suất trong thời gian gần. 

Hồi đầu tuần này, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) đã cảnh báo triển vọng ngành tài chính của đảo quốc sư tử đang dần suy yếu giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính từ các ngân hàng lớn của Mỹ kéo dài. Tình trạng này như một “bóng ma tâm lý” phủ lên tâm trí những khách hàng gửi tiền, dấy lên lo ngại rằng sự sụp đổ của các ngân hàng sẽ tạo ra hiệu ứng domino lan rộng trên toàn cầu. 

Cũng vì vậy mà đà tăng trưởng kinh tế của Singapore trong năm 2023 sẽ đi theo chiều giảm do triển vọng kinh tế toàn cầu bị chậm lại. Hơn thế nữa là lạm phát tiếp tục dai dẳng, giả cả diễn biến bất ổn, các điều kiện tài chính thì hạn chế. 

Ở một khía cạnh khác, trong báo cáo về tình trạng lao động quý I/2023, tỉ lệ thất nghiệp của Singapore đã giảm xuống mức 1,8%, trở thành mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua. Trong khi tỉ lệ sa thải nhân sự ghi nhận tăng quý thứ 3 liên tiếp. 

Trước 2 xu hướng trái chiều này, Bộ Nhân lực Singapore cho biết tăng trưởng việc làm trong thời gian tới có thể sẽ sụt giảm với chiều hướng không đồng đều giữa các nhóm ngành. Tình trạng này xảy ra do hiệu ứng khó khăn kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu lao động, đặc biệt là với các ngành đối ngoại đặc thù. Từ đó hình thành nên các xu hướng trái chiều trong lao động.

Có thể bạn quan tâm: 

Tài sản của tỉ phú Mark Zuckerberg tăng thêm 10 tỉ USD

Nguồn Bloomberg