Thứ Tư | 25/07/2012 16:32

Dòng tiền đổ vào trái phiếu Nhật Bản tăng mạnh do khủng hoảng

An toàn, cùng lợi nhuận tương đối hấp dẫn với các tài sản trú ẩn khác khiến nhu cầu đầu tư nước ngoài vào nợ Nhật Bản tăng mạnh.
Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm nơi an toàn để đầu tư, khiến dòng tiền đổ vào thị trường nợ chính phủ Nhật Bản. Tới giờ, lượng sở hữu nước ngoài trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) tăng lên 76 nghìn tỷ yên (970 tỷ USD) tương ứng 8,3% tổng nợ, gần chạm mức kỷ lục. Các nhà đầu tư đổ vốn vào Nhật Bản từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu năm 2007. Xu hướng tăng lên trong năm nay, khi các điểm trú ẩn an toàn dần biến mất, và tình hình châu Âu không có dấu hiệu cải thiện.

Bên cạnh đó, lợi suất các tài sản trú ẩn khác như trái phiếu các nước Mỹ, Anh, Đức cũng bị  kéo xuống gần ngưỡng siêu thấp của Nhật Bản khi chính phủ nước này kích thích kinh tế. Lợi suất trái phiếu 10 năm Đức giảm gần 36% năm nay xuống 1,179%, trong khi lợi suất trái phiếu 10 năm Mỹ giảm 25% xuống 1,404%, thậm chí còn không đủ bù lạm phát, theo các nhà đầu tư. Do vậy, giảm phát ở Nhật khiến nợ nước này trở nên tương đối hấp dẫn.

Điều này kéo lợi suất trái phiếu Nhật Bản giảm, mặt khác đẩy yên tăng mạnh với USD và euro, có thể thúc đẩy làn sóng đầu cơ, buộc chính phủ Nhật hành động kéo giá yên xuống. Ngày 24/7, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chính phủ Nhật Bản đóng cửa tại 0,735% trước khi rớt xuống mức thấp nhất 9 năm 0,72% hôm 23/7. Tại New York, yên dao động xung quanh ngưỡng cao nhất 11 năm với euro, và chỉ thấp hơn mức cao nhất 7 tuần với USD một chút.

Các quỹ nước ngoài đang tăng tỷ lệ nắm giữ nợ Nhật Bản. Scott Mather, quản lý 60 tỷ USD trái phiếu tại Pimco, cho biết trong vài tháng qua, đã chuyển tiền từ trái phiếu và tín phiếu Mỹ, Đức sang nợ Nhật Bản. Ví dụ, tại quỹ GIS Glober Bond Fund trị giá 7,5 tỷ USD của Pimco, tỷ lệ tiếp cận Nhật Bản tăng lên 18% cuối tháng 6 từ 0,1% cuối tháng 3. Trong khi đó tỷ lệ này với Đức giảm xuống 4,5% từ 24,8% tháng 3.

Các ngân hàng trung ương cũng tăng tỷ lệ dự trữ yên thêm 22%. Các công ty nước ngoài cũng mua nợ bằng đồng yên, và bán trái phiếu bằng yên (còn gọi là trái phiếu Samurai) với tốc độ gần thấp kỷ lục. Số phát hành trái phiếu Samurai năm nay là 16,9 tỷ USD, gần chạm mức kỷ lục của cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Dealogic.

Nic Pifer, quản lý danh mục đầu tư tại Columbia Management's Global Bond Fund cho rằng JGB không hấp dẫn, tuy nhiên đó là một trong những tài sản các quỹ phải giữ. Khoảng 10% trong số 263 triệu USD tài sản quỹ này là nợ doanh nghiệp và nợ chính phủ Nhật Bản. Theo ông Pifer, thị trường Nhật Bản tương đối ổn định so với các thị trường nợ chính phủ khác và lợi nhuận có thể dự đoán được.

Điều này có vẻ bất thường với 1 quốc gia đang mắc kẹt trong ngưng trệ tăng trưởng, tỷ lệ nợ cao cùng lãi suất siêu thấp hàng thế kỷ. Nhu cầu nợ Nhật Bản tăng cùng lúc với gánh nặng nợ công Nhật tăng lên hơn gấp đôi GDP, và gần bằng 17 quốc gia khu vực đồng euro cộng lại.

Ông Sumi, một quan chức Bộ Tài chính Nhật cho biết ông nhận được nhiều câu hỏi về việc liệu nhà đầu tư nước ngoài có thể tháo chạy khỏi Nhật khi tình hình tài chính nước này xấu đi, có đáng lo ngại hay không khi lượng nắm giữ nước ngoài đang tăng.

Tuy nhiên ông thị trường trái phiếu nhiều khả năng sẽ không sụp đổ nếu nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy, nhờ nhu cầu các nhà đầu tư nội địa vẫn rất mạnh mẽ.

Một lượng lớn nợ chính phủ Nhật Bản trong tay các nhà đầu tư nước này, những người ít có xu hướng bán ra trong bối cảnh khủng hoảng. Nhà đầu tư nội địa giữ hơn 90% JGB, và nhu cầu này có xu hướng ổn định khi các quỹ lương hưu và các công ty bảo hiểm cho dân số già đi của Nhật thì nhu cầu này vẫn khá ổn định trong ương lai, ông Sumi cho biết.

Nguồn WSJ/ Khampha


Sự kiện