Thứ Năm | 12/07/2012 12:02
Đông Nam Á thành trú ẩn an toàn trước bão kinh tế toàn cầu
Hơn 10 năm sau khủng hoảng, Đông Nam Á thành nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư nước ngoài khi Trung Quốc, Ấn Độ đối phó suy giảm kinh tế.
Nhà đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán và trái phiếu Đông Nam Á đang vượt trội so với các nhà đầu tư dài hạn. Đây là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư ngày càng đặt niềm tin vào khu vực với 600 triệu dân này với tầng lớp trung lưu phát triển mạnh.
Đầu tư nước ngoài vào các quỹ của Đông Nam Á cũng lên cao kỷ lục. Trong tháng 3, tổng tài sản trong các quỹ ETF và quỹ tương hỗ tập trung vào Đông Nam Á tăng lên hơn 26 tỷ USD và gấp 3 lần so với giai đoạn khủng hoảng 2008. Khoảng 4/5 trong số tài sản này là vào các quỹ ETF chủ động, số còn lại vào các quỹ ETF ngắn hạn hơn.
Tài sản này giảm trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6 sau khi chỉ số chứng khoán Đông Nam Á giảm 5,6% trước ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, các quỹ tập trung vào Trung Quốc và Ấn Độ giảm 30% so với các mức trước khủng hoảng và còn tiếp tục giảm sâu hơn. Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản quỹ đổ vào Trung Quốc giảm còn 87 tỷ USD.
Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC, ông Frederic Neumann, cho biết, tài sản quỹ đầu tư trị giá 2 tỷ USD của ông đã tăng hơn 6 lần kể từ mức thấp thời kỳ hậu khủng hoảng và trở thành quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất tập trung vào Đông Nam Á.
Ước tính, các quỹ đầu tư nước ngoài vào ASEAN hút ròng và đạt 1,4 tỷ USD nửa đầu 2012, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ bị rút ròng lần lượt 1,6 tỷ USD và 185 triệu USD.
Giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại Doric Capital ở Hong Kong, ông Rajesh Ranganathan, nhận định: “Ngày nay, Trung Quốc và Ấn Độ là nơi người ta tìm kiếm rủi ro, còn Indonesia và Thái Lan là nơi nhà đầu tư tìm đến để trú ẩn”.
Sở dĩ có sự chuyển dịch này là do người tiêu dùng tầng lớp trung lưu ở Đông Nam Á ngày càng gia tăng giúp nền kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD này giảm dần phụ thuộc vào các thị trường châu Âu và Mỹ.
Sức cạnh tranh của khu vực so với Trung Quốc cũng được cải thiện đáng kể khi các chính phủ tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, nâng cao quản lý tài khóa.
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế, các nền kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng khoảng 6% trong năm nay nhờ tiêu dùng và chi tiêu công mạnh.
Ngay cả các nền kinh tế sơ khai như Campuchia cũng nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư khi tầng lớp trung lưu ở đây tăng nhanh chóng. Hai trong số các công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới trong tháng này lên kế hoạch thâm nhập thị trường Campuchia.
Trong khi đó, châu Âu vẫn vật lộn với khủng hoảng nợ, Mỹ mất đà phục hồi, Trung Quốc tăng trưởng chững lại. Các nền kinh tế mới nổi lâu đời như Brazil và Ấn Độ cũng được dự báo tăng trưởng lần lượt 2% và 6% trong năm nay.
Trong khi đó, Malaysia được kỳ vọng sẽ vượt Hong Kong thành địa điểm thu hút các thương vụ phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất châu Á vào năm 2012.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng đối với các rủi ro trong ngắn hạn ở Đông Nam Á như đầu cơ, dòng tiền nóng. Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Indonesia giao dịch cao gấp 3 lần mệnh giá, khiến Indonesia thành thị trường chứng khoán đắt đỏ nhất châu Á-Thái Binhd Dương. Trong khi ở Trung Quốc chỉ chênh lệch 1,8 lần, Ấn Độ 1,9 lần.
Ngoài ra, cơ hội ở Đông Nam Á vẫn tương đối hạn chế do số doanh nghiệp ở đây vẫn tương đối ít so với Trung Quốc, Ấn Độ.
Myanmar bắt đầu mở cửa cải cách và thu hút đầu tư, nhưng thiếu hệ thống ngân hàng hiện đại, thị trường tài chính vẫn khó tiếp cận.
Malaysia, Thái Lan và Indonesia vẫn bị ảnh hưởng mạnh do phụ thuộc nhiều vào thị trường hàng hóa. Việt Nam tuy có lợi thế dân số trẻ nhưng lạm phát cao, thâm hụt thương mại không ổn định và nợ doanh nghiệp nhà nước đáng lo ngại.
Đầu tư nước ngoài vào các quỹ của Đông Nam Á cũng lên cao kỷ lục. Trong tháng 3, tổng tài sản trong các quỹ ETF và quỹ tương hỗ tập trung vào Đông Nam Á tăng lên hơn 26 tỷ USD và gấp 3 lần so với giai đoạn khủng hoảng 2008. Khoảng 4/5 trong số tài sản này là vào các quỹ ETF chủ động, số còn lại vào các quỹ ETF ngắn hạn hơn.
Tài sản này giảm trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6 sau khi chỉ số chứng khoán Đông Nam Á giảm 5,6% trước ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, các quỹ tập trung vào Trung Quốc và Ấn Độ giảm 30% so với các mức trước khủng hoảng và còn tiếp tục giảm sâu hơn. Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản quỹ đổ vào Trung Quốc giảm còn 87 tỷ USD.
Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC, ông Frederic Neumann, cho biết, tài sản quỹ đầu tư trị giá 2 tỷ USD của ông đã tăng hơn 6 lần kể từ mức thấp thời kỳ hậu khủng hoảng và trở thành quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất tập trung vào Đông Nam Á.
Ước tính, các quỹ đầu tư nước ngoài vào ASEAN hút ròng và đạt 1,4 tỷ USD nửa đầu 2012, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ bị rút ròng lần lượt 1,6 tỷ USD và 185 triệu USD.
Giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại Doric Capital ở Hong Kong, ông Rajesh Ranganathan, nhận định: “Ngày nay, Trung Quốc và Ấn Độ là nơi người ta tìm kiếm rủi ro, còn Indonesia và Thái Lan là nơi nhà đầu tư tìm đến để trú ẩn”.
Sở dĩ có sự chuyển dịch này là do người tiêu dùng tầng lớp trung lưu ở Đông Nam Á ngày càng gia tăng giúp nền kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD này giảm dần phụ thuộc vào các thị trường châu Âu và Mỹ.
Sức cạnh tranh của khu vực so với Trung Quốc cũng được cải thiện đáng kể khi các chính phủ tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, nâng cao quản lý tài khóa.
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế, các nền kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng khoảng 6% trong năm nay nhờ tiêu dùng và chi tiêu công mạnh.
Ngay cả các nền kinh tế sơ khai như Campuchia cũng nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư khi tầng lớp trung lưu ở đây tăng nhanh chóng. Hai trong số các công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới trong tháng này lên kế hoạch thâm nhập thị trường Campuchia.
Trong khi đó, châu Âu vẫn vật lộn với khủng hoảng nợ, Mỹ mất đà phục hồi, Trung Quốc tăng trưởng chững lại. Các nền kinh tế mới nổi lâu đời như Brazil và Ấn Độ cũng được dự báo tăng trưởng lần lượt 2% và 6% trong năm nay.
Trong khi đó, Malaysia được kỳ vọng sẽ vượt Hong Kong thành địa điểm thu hút các thương vụ phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất châu Á vào năm 2012.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng đối với các rủi ro trong ngắn hạn ở Đông Nam Á như đầu cơ, dòng tiền nóng. Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Indonesia giao dịch cao gấp 3 lần mệnh giá, khiến Indonesia thành thị trường chứng khoán đắt đỏ nhất châu Á-Thái Binhd Dương. Trong khi ở Trung Quốc chỉ chênh lệch 1,8 lần, Ấn Độ 1,9 lần.
Ngoài ra, cơ hội ở Đông Nam Á vẫn tương đối hạn chế do số doanh nghiệp ở đây vẫn tương đối ít so với Trung Quốc, Ấn Độ.
Myanmar bắt đầu mở cửa cải cách và thu hút đầu tư, nhưng thiếu hệ thống ngân hàng hiện đại, thị trường tài chính vẫn khó tiếp cận.
Malaysia, Thái Lan và Indonesia vẫn bị ảnh hưởng mạnh do phụ thuộc nhiều vào thị trường hàng hóa. Việt Nam tuy có lợi thế dân số trẻ nhưng lạm phát cao, thâm hụt thương mại không ổn định và nợ doanh nghiệp nhà nước đáng lo ngại.
Nguồn Reuters/DVT