Thứ Năm | 04/04/2013 23:34

Đông Nam Á sẽ hưởng lợi từ chính sách nới lỏng của Nhật Bản

Việt Nam có thể trở thành nước thụ hưởng chính dòng vốn khi các ngân hàng và tổ chức đầu tư Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa đầu tư.
Người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á của HSBC Frederic Neumann hôm nay cho rằng, chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) là vấn đề với châu Á mới nổi, dù vấn đề không nghiêm trọng bằng chính sách nới lỏng của Mỹ.

Theo ông Neumann, thông báo hôm nay đưa tới những hậu quả với châu Á. Dư thanh khoản và lãi suất thấp kỷ lục chi phối chu kỳ đòn bẩy trong những năm gần đây gợi nhớ tới những năm giữa thập kỷ 90. Kết quả là, tiêu dùng địa phương sôi động và chi tiêu đầu tư đã giúp các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại châu Á vượt qua tình trạng nhu cầu giảm ở những nơi khác và đẩy chúng trở lại tốc độ quen thuộc.

Câu hỏi mà các nhà đầu tư phải đối mặt là làm thế nào để phục hồi tăng trưởng châu Á, sẽ được chứng minh lần nữa khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu thu hồi chương trình nới lỏng định lượng (QE), đẩy lãi suất toàn cầu và đồng USD tăng.

Việc BOJ giờ đây nới lỏng chính sách, đe dọa ngay trước mắt là ngăn chặn chu kỳ nợ của châu Á chững lại. Thật thế, Fed còn hơn cả một ngân hàng trung ương quyền lực, nhưng chu kỳ tiền tệ của Nhật Bản cũng có tác động lớn tới điều kiện tài chính khu vực.

Theo ông Neumann, thách thức lạm phát và bong bóng tài sản có thể xuất hiện tại các nền kinh tế châu Á mới nổi.

Chắc chắn rằng các quy định thắt chặt sẽ được tăng cường và thêm nhiều hành động khác. Tuy nhiên, chừng nào chi phí vốn vẫn quá thấp, tình trạng biến tướng có thể xuất hiện nhiều.

Thái Lan, Malaysia và Indonesia là 3 thị trường có liên hệ truyền thống mạnh nhất với Nhật Bản tại châu Á mới nổi. Chính sách tích cực hơn của BOJ, vì thế có thể khiến dòng vốn đổ vào các nền kinh tế này nhiều hơn trong những quý tới.

Philippines và Việt Nam cũng có thể trở thành những nước thụ hưởng chính dòng vốn khi các ngân hàng và tổ chức đầu tư Nhật Bản tìm kiếm cơ hội, và các doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa các cơ sở sản xuất của mình.

Tại Hàn Quốc và Đài Loan, tác động có thể khác. Với chỉ một lượng khiêm tốn vốn đầu tư từ Nhật Bản, giới chức Hàn Quốc và Đài Loan sẽ ít lo ngại về việc thu hồi vốn hơn so với tác động của đồng yên yếu tới các nhà xuất khẩu nước mình. Các nước này có thể phản ứng - như Hàn Quốc đã làm năm nay - với động thái giảm giá đồng tiền của mình.

Tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ Nhật Bản có thể kéo đồng yên giảm so với các đồng tiền khác, bao gồm cả các đồng tiền thị trường châu Á mới nổi.

Đây là một phần quan trọng trong việc tái cân bằng kinh tế toàn cầu và hỗ trợ các đồng tiền mới nổi tiếp tục tăng giá, đặc biệt là nhân dân tệ trong thập kỷ tới đây.

Nguồn Dân Việt/FT


Sự kiện