Hơn 60% doanh nghiệp đã sặn sàng cho cuộc chuyển dịch. Nguốn ảnh: Xuất nhập khẩu Ánh Lê
Đông Nam Á không phải là "công xưởng tiếp theo của thế giới"?
Các công ty đã sẵn sàng hành động
Trước nhiều thay đổi, các công ty đa quốc gia đã đi trước một bước khi di dời nhà máy, điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho chuỗi cung ứng của họ trong 12 tháng tới khi không còn sản xuất tại Trung Quốc. "Sự thay đổi đang diễn ra", Gerry Mattios, phó chủ tịch của công ty tư vấn, Bain và Company chia sẻ về vấn đề này.
Trong một báo cáo tương tự vào cuối 2018, có hơn 50% công ty đang lưỡng lự và dường như chưa muốn hành động, Mattios nói với CNBC. Nhưng hiện tình hình đã thay đổi, 60% số người được hỏi cho biết họ đã sẵn sàng hành động, vì họ thấy những cơn gió ngược trên bảng cân đối kế toán của mình, ông Mattios nói thêm. "Họ thấy khách hàng phải trả thêm một số chi phí, và họ đang phải đánh giá lại chuỗi cung ứng của họ."
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới giữa một công ty và các nhà cung cấp để sản xuất và phân phối các sản phẩm của công ty.
Mặc dù trước đây Trung Quốc có lợi thế về chi phí giúp nước này lên vị trí công xưởng của thế giới, nhưng lợi thế đó đang mất dần khi chi phí tăng, Mattios chia sẻ.
Đây là cuộc khảo sát thăm dò hơn 200 giám đốc điều hành và các cán bộ chuỗi cung ứng cao cấp tại các công ty đa quốc gia của Mỹ có hoạt động tại Trung Quốc, để thu thập đánh giá và quan điểm về tranh chấp thương mại đang diễn ra.
"Chúng tôi không nghĩ Đông Nam Á sẽ trở thành công xưởng của thế giới theo cách mà Trung Quốc đã làm cách đây hai thập kỷ", ông Gerry Mattios, phó chủ tịch của Bain & Co, chia sẻ.
Nhưng theo ông, một số ngành sản xuất vẫn sẽ ở lại Trung Quốc khi nước này chuyển sang hướng kinh tế theo hướng đến tiêu dùng. Các mặt hàng xuất khẩu sẽ chứng kiến một số sự dịch chuyển đến Đông Nam Á, Mattios nói.
Sản xuất đang thay đổi
Theo nhận xét của Mattios, “sản xuất đang phân mảnh". Đây là một xu thế mới mà ở đó, các công ty sẽ làm cho các sản phẩm ở nhiều cơ sở khác nhau gần hơn với người tiêu dùng của họ ở Mỹ hoặc Châu Âu, ông nói thêm.
Những gì chúng ta đang chứng kiến bây giờ là do tự động hóa, cải tiến công nghệ. Chúng ta đang ngày một rời xa các trung tâm sản xuất toàn cầu hợp nhất mà chúng ta từng có vào một ngành sản xuất phân mảnh hơn", nhà tư vấn nói.
Các công ty đa quốc gia đang hành động khi tranh chấp thương mại song phương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu và động lực kinh doanh.
Hiện nay, một số công ty hiện đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới, các nguồn sáng tạo mới và các lĩnh vực sản xuất mới, ông cho biết. "Cuối cùng, ai đó phải chịu thiệt cho tranh chấp thương mại kéo dài này, điều này làm tăng thêm chi phí cho chuỗi cung ứng," Mattios nói và thêm rằng người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất sẽ phải chịu một số chi phí để duy trì thị phần, ngay cả với biên lợi nhuận thấp hơn.
Mattios cho biết: “Sự bất ổn với tranh chấp thương mãi sẽ không có lợi cho bất kỳ ai. Và mặc dù các công ty sẵn sàng hành động, họ vẫn cẫn một sự ổn định để có thể lập các kế hoạch của mình”.
Nguồn CNBC